Chị Mai Hạnh (ngụ quận 7, TP.Hồ Chí Minh) có một ngôi nhà cho thuê với giá 15 triệu đồng/tháng tại huyện Hóc Môn; đến nay đã hết hạn hợp đồng cho thuê nhà 7 tháng mà bên thuê vẫn chây lỳ không chịu trả lại nhà cũng như trong 7 tháng qua không hề trả một khoản tiền nào cho chị.
Chị Mai Hạnh chia sẻ thêm, rõ ràng họ vi phạm hợp đồng thuê nhà, tôi đòi lại nhà thì họ cứ hứa hẹn đủ thứ rồi không chịu trả, giờ nếu dùng “biện pháp mạnh” như thuê người đuổi họ ra khỏi nhà thì tôi dễ rơi vào vòng lao lý, tuy nhiên không đuổi họ đi thì chẳng khác gì tôi bỏ tiền ra để mua nhà cho họ ở miễn phí. Thực sự tôi chẳng biết làm gì để gỡ được vướng mắc này.
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ sau đây để chị Mai Hạnh nói riêng và những người đang cho thuê nhà rơi vào hoàn cảnh như trên biết được nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình.
Thứ nhất, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở năm 2014, khi hợp đồng thuê nhà ở hết hạn thì chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. Do đó, chủ nhà có quyền không ký tiếp hợp đồng cho thuê nhà với người cũ, và hoàn toàn có quyền yêu cầu người thuê nhà trả lại nhà.
Căn cứ khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
Thứ hai, căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp hết hạn hợp đồng thuê nhà mà không chịu trả lại nhà cho chủ nhà có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng về hành vi “sử dụng trái phép tài sản của người khác”.
Lưu ý, căn cứ Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng trở lên đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản. Khung hình phạt thấp nhất đối với tội danh này là bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Thứ ba, căn cứ vào các quy định nêu trên, trong trường hợp bên thuê nhà không chịu trả lại nhà khi hết hạn hợp đồng thì chủ nhà có thể báo cho công an để họ xử lý người vi phạm theo đúng quy định của pháp luật (tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
Đối với trường hợp người thuê nhà vi phạm chưa đến mức bị xử phạt hành chính thì chủ nhà có thể kiện họ ra Tòa án yêu cầu họ trả lại nhà, bồi thường thiệt hại, trả tiền phạt vi phạm hợp đồng (nếu có thỏa thuận).
-
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
CafeLand – Thanh lý hợp đồng thuê nhà là biên bản được lập giữa người cho thuê và người thuê nhà về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà ở thường được thanh lý khi thời gian thuê nhà đã hết hạn mà không có nhu cầu gia hạn hay khi các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn vì những lý do khác nhau.
-
Tác giả “Cha giàu cha nghèo” cảnh báo Airbnb có thể làm sụp đổ thị trường bất động sản
Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu cha nghèo” Robert Kiyosaki lo lắng rằng sự suy thoái của thị trường cho thuê ngắn hạn, dẫn đầu bởi Airbnb, là tiền đề có thể làm sụp đổ ngành bất động sản Mỹ....
-
3 rủi ro phổ biến nhất khi cho thuê bất động sản
Dưới đây là 3 rủi ro khi cho thuê bất động sản mà mọi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ và cách phòng tránh chúng.
-
6 lưu ý khi cho gia đình có trẻ nhỏ thuê nhà
Bên cạnh thiết kế cũng như những tiện ích mà bất động sản sở hữu, người thuê nhà sẽ rất chú trọng đến một yếu tố khác, đó là sự an toàn, đặc biệt là nếu đối tượng thuê là gia đình có trẻ nhỏ....