Không cần phải là một người theo dõi thị trường nhà ở thường xuyên, bạn vẫn có thể biết rằng giá nhà trong vài năm qua đã tăng chóng mặt và nguồn cung ở phân khúc giá phải chăng tiếp tục giảm dần. Để tồn tại trên thị trường chưa từng có và cạnh tranh này, cả người mua và người bán cần có một một chiến lược hành động rõ ràng.
Những gì người bán có thể làm
Ngay cả trong một thị trường mà người bán đang có lợi thế, điều quan trọng là chủ nhà cần tìm cho mình một đại lý bất động sản có thể định giá nhà, tiếp thị, xem xét hợp đồng và đàm phán giá. Do bất động sản là một ngành mang tính địa phương, nên một đại lý thông thạo địa phương sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp người bán nắm được thị trường mục tiêu, các thông tin cập nhật về giá bán của những ngôi nhà tương tự tại các khu vưc lân cận. Bên cạnh đó, đại lý bất động sản sẽ giúp người bán lựa chọn ra các khách hàng thực sự tiềm năng, xem xét được các điều khoản phức tạp của hợp đồng đặt cọc và mua bán, cũng như xúc tiến các thủ tục pháp lý trong quá trình chuyển nhượng nhà. Tất cả giúp người bán tránh được thiệt hại nếu việc chuyển nhượng gặp vấn đề ở bất kỳ khâu nào.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn của đại lý, diện mạo của ngôi nhà cũng cần được chăm chút. Hãy cắt tỉa bãi cỏ trước nhà, sơn lại những cánh cửa và bức tường, dọn dẹp những đồ đạc không cần thiết để ngôi nhà trông rộng rãi hơn. Chủ nhà cũng nên sửa chữa và nâng cấp ngôi nhà sớm, vì chi phí lao động và vật liệu sẽ còn tăng cao do các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Gợi ý cho người mua nhà
Trước hết, người mua cần lập kế hoạch cho các khoản chi trong quá trình mua nhà, bao gồm lãi suất thế chấp và các khoản thanh toán tương ứng hàng tháng. Đồng thời, hãy giải bài toán giữa khoản tích lũy đang có để trả trước cho căn nhà và khoản vay thế chấp cần thiết, với tỷ lệ vàng là 70/30. Quan trọng nhất, người mua cần chắc chắn là mình đủ điều kiện để được vay thế chấp, tránh việc đặt cọc mua nhà rồi lại phải hủy bỏ vì không thể lo nổi tài chính hoăc bị ngân hàng từ chối hồ sơ vay.
Thứ hai, hãy quyết định những điều có thể thương lượng và những điều không thể thương lượng khi quyết định mua nhà. Nhiều người mua đã chi quá khả năng tài chính cho một căn nhà, hoặc không kiểm tra các chi tiết nhỏ trong nhà và tốn rất nhiều tiền để cải tạo sau đó như lát lại sàn, thay những cánh cửa mục nát, hay làm lại hệ thống điện nước.
Cuối cùng, hãy linh hoạt trong việc tạo ra dòng tiền từ căn nhà, bao gồm cả cho thuê lại một phần căn nhà sau khi mua. Điều này giúp người mua giảm được gánh nặng tài chính đáng kể khi thanh toán khoản vay hàng tháng.
Các chiến lược cơ bản trên đây là cách giúp người mua và người bán thuận lợi hơn trong quá trình xem xét và chuyển nhượng một căn nhà. Chúng không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả hai bên, mà còn mang lại sự hài lòng khi người bán được giá và người mua sở hữu được căn nhà ưng ý.
-
Điều chỉnh ngân sách mua nhà giữa cơn bão giá
Thị trường nhà đất vẫn nóng dù chính phủ đang đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát, bao gồm siết chặt tín dụng, đề xuất đánh thuế ngôi nhà thứ hai và sở hữu chung cư có thời hạn 50-70 năm. Trong bối cảnh đó, người mua nhà càng cần thận trọng với các quyết định tài chính của mình.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....