Thứ nhất, chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa:
- Vợ với chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Bố vợ, mẹ vợ với con rể;
- Ông nội, bà nội với cháu nội;
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
- Anh chị em ruột với nhau.
Thứ hai, chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Nội dung nêu trên được quy định cụ thể tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, tại Thông tư này còn quy định đối với trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.








-
Khởi tố hai "cò đất" trốn thuế - Cảnh báo mạnh tay với hoạt động môi giới bất động sản không kê khai thu nhập
Hai cá nhân làm môi giới bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) vừa bị khởi tố vì hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân.
-
Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản
Thực tế hiện nay, dù có các quy định xử phạt, việc quản lý hoạt động môi giới vẫn bị “bỏ ngỏ", môi giới BĐS vẫn là ngành nghề gần như không có rào cản khi gia nhập hay rút lui....
-
Cần bao lâu để “nâng cấp” chất lượng môi giới bất động sản?
Trong lúc chờ luật mới có hiệu lực, các chuyên gia cho rằng môi giới bất động sản cần tận dụng thời gian này để nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng kiến thức…