Vậy nó liên quan gì đến kinh tế? Khi bạn để ý, chẳng hạn trong một trận đấu bóng chày của đội bóng Yankees trên một sân vận động khổng lồ với hàng chục nghìn khán giả, có bao nhiêu chiếc xúc xích được tiêu thụ? Khi đại dịch xuất hiện khiến tất cả các sân vận động thiếu vắng khán giả, số lượng xúc xích được tiêu thụ hàng ngày sẽ đi về đâu?
Những điều đó có thể giúp chúng ta liên tưởng một chút đến bất động sản. Các giải bóng chày đang chuẩn bị được phép hoạt động trở lại, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có số lượng xúc xích khổng lồ như trước kia được bán ra.
Những hệ quả từ việc xúc xích không được tiêu thụ
Nếu xúc xích không được bán ra, các siêu thị và nhà phân phối sẽ ngừng mua chúng, điều đó có nghĩa là các nhà máy chế biến sẽ không sản xuất và hàng triệu chiếc xúc xích sẽ không được vận chuyển đi tiêu thụ. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp khi những người lao động và nhân viên giao hàng có ít việc để làm hơn.
Nhiều người nông dân, những người thường xuyên chăn nuôi gia súc để cung cấp đầu vào cho các nhà máy sản xuất xúc xích cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí, sẽ có nhiều người chịu thua lỗ và phải chấp nhận bán gia súc với giá thấp để chấm dứt tình trạng kiệt quệ tài chính và duy trì các hình thức chăn nuôi cho những năm sau.
Xúc xích liên quan gì đến bất động sản?
Xúc xích không phải là căn hộ, nhưng quan điểm của một vài chuyên gia là những gì chúng ta đang thấy trong lĩnh vực bất động sản ngay bây giờ không phản ánh tình hình kinh tế của năm sau.
Trước đó, nhiều người ưa chuộng cuộc sống nơi các thành phố lớn và sẵn sàng trả những khoản tiền khổng lồ để có thể mua hoặc thuê được các căn hộ, nhà ở gần nơi làm việc hoặc có vị trí thuận tiện. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xuất hiện đột ngột và làm đảo lộn mô hình được ưa chuộng đó. Các chính sách giãn cách xã hội khiến nhiều thành phố lớn phải đóng cửa. Các tòa tháp văn phòng bị đóng cửa có nghĩa là sẽ không có những đám đông tụ tập vào mỗi giờ trưa tại các quán café, quán ăn hay tiệm tạp hóa.
Giờ đây, mọi người thường có câu câu hỏi: Tại sao phải bỏ ra khoản tiền lên tới 3.000 USD để thuê nhà tại các thành phố đông đúc, chặt chội và không an toàn trong khi mình có thể làm việc tại nhà? Ngoài ra, mình có thể tiết kiệm được một khoản tiền khổng lồ mỗi năm nếu chuyển ra sống ở những vùng ngoại ô.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Kể cả khi đại dịch được kiểm soát, nhiều người vẫn lựa chọn các hình thức làm việc và mua sắm trực tuyến. Điều này sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, trong đó khi người dân rời khỏi thành phố sẽ làm giảm nhu cầu đối với các doanh nghiệp, khiến cuộc sống đô thị ngày càng kém hấp dẫn, và hệ quả là sẽ có nhiều người tiếp theo rời đi.
Mặc dù vậy, các thành phố cũng tự đổi mới. Khi giá cả được điều chỉnh và các nhà phát triển áp dụng những mô hình mới, các thành phố lớn chắc chắn sẽ tái tạo lại chính mình bằng một vài cách như điều chỉnh giá cả phải chăng hơn và đa dạng hơn về kinh tế có thể hứa hẹn cơ hội và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người.
-
Tập đoàn bất động sản PropertyGuru mở rộng đầu tư tại Việt Nam và Malaysia
CafeLand - PropertyGuru, một trong những tập đoàn bất động sản trực tuyến hàng đầu Singapore đã nhận được khoảng hơn 220 triệu USD trong các nỗ lực gây quỹ mới nhất của mình khi họ tìm cách xây dựng các dịch vụ kỹ thuật số và thúc đẩy các kế hoạch mở rộng trên toàn khu vực. Cụ thể, các quỹ sẽ được khai thác để hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của công ty tại những thị trường chính như Việt Nam và Malaysia.
-
Đức bất ngờ dẫn đầu thu hút vốn đầu tư từ Việt Nam
Bất chấp dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh.
-
Xu hướng mới trong các hoạt động kinh doanh của các công ty trên thế giới
CafeLand - Theo khảo sát của KPMG, một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, các công ty trên toàn cầu đã có xu hướng chuyển hướng các hoạt động sang hình thức trực tuyến cũng như đặt mục tiêu tuyển dụng và giữ chân các nhân viên ưu tú lên hàng đầu kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....