ĐHQG TP.HCM được xác định là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu châu Á.
Về quy mô, ĐHQG TP.HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 643,7ha. Đến năm 2030, quy mô đào tạo dự kiến tại khu quy hoạch ĐHQG TP.HCM là 65.000 sinh viên.
Toàn khu có 7 trường đại học thành viên, 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Môi trường và Tài nguyên), 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính), 1 phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 27 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ, với 38 đơn vị.
ĐHQG TP.HCM bao gồm các phân khu: Trung tâm Điều hành, Trung tâm Dịch vụ Công cộng, các trường đại học thành viên, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Thể dục Thể thao, Ký túc xá Sinh viên, Nhà Công vụ, Công viên Khoa học.
Tính đến nay, các quy hoạch được điều chỉnh qua 5 lần, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, trong lần này, khu ĐHQG TP.HCM đã được điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, phù hợp với quy hoạch tại TP.Thủ Đức (TP.HCM), TP.Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Đây cũng là cơ sở để xác định, bố trí tái định cư tại phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức; giúp ĐHQG TP.HCM sớm có quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.
Cuối tháng 7 vừa qua, ĐHQG TP.HCM đã công bố điều chỉnh quy hoạch vừa được Chính phủ phê duyệt.
So với quy hoạch năm 2014, quy hoạch lần này bổ sung thêm khu tái định cư hơn 10 ha trên địa bàn phường Linh Xuân (TP.Thủ Đức) để tổ chức tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng ĐHQG TP.HCM.
Đồng thời, tăng chỉ tiêu diện tích sàn/sinh viên từ 15 - 18m2 sàn/sinh viên lên thành 20m2 sàn/sinh viên. Quy hoạch cũng điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các trường thành viên, khoa.
Trong đó, khu đào tạo, học tập sẽ có diện tích khoảng 17ha, tầng cao tối đa 15 tầng. Quỹ đất dự trữ phát triển khoảng 30% tại các trường thành viên được sử dụng làm sân bãi, công viên cây xanh gắn với không gian xanh chung của toàn khu đại học.
Đối với khu ký túc xá sinh viên bao gồm khu A, B và khu vực mở rộng diện tích khoảng 42 ha, tầng cao công trình tối đa 16 tầng.
Sau khi công bố điều chỉnh quy hoạch, dự kiến cuối năm nay và đầu năm sau, ĐHQG TP.HCM sẽ triển khai một số công trình quan trọng gồm: hợp phần xây dựng hai khối nhà của Trường Đại học Khoa học Sức khỏe với tổng kinh phí khoảng 450 tỉ đồng; xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo, quy mô hơn 40.000 m2 sàn; xây dựng sân vận động, khu liên hợp thể dục thể thao; cải tạo sửa chữa một số công trình xuống cấp trong khu đô thị ĐHQG TP.HCM.
Lãnh đạo ĐHQG TP.HCM sắp tới sẽ kiến nghị Bộ Xây Dựng tiếp tục hỗ trợ trong việc sớm phê duyệt các quy hoạch chi tiết, gồm quy hoạch 1/500 và các quy hoạch khác nhằm phục vụ cho việc xây dựng.
Đồng thời, cũng kiến nghị lãnh đạo TP.Thủ Đức và TP.Dĩ An đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để ĐHQG TP.HCM sớm có quỹ đất triển khai các dự án.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).