Trong nửa đầu năm 2023, khối lượng đầu tư khách sạn ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái do các thách thức kinh tế vĩ mô và chi phí nợ gia tăng ảnh hưởng đến việc triển khai vốn.

https://www.jll.com.sg/images/apac/news/jll-apac-hotel-investment-cools-in-the-first-half-of-2023-social-1200x628.jpg

Theo JLL, bất chấp các yếu tố cơ bản của thị trường được cải thiện, hoạt động đầu tư khách sạn trong khu vực lao dốc xuống chỉ còn 3,13 tỷ USD vào 6 tháng đầu năm nay.

Trong đó, lượng vốn đổ vào Nhật Bản (1,54 tỷ USD) và Úc/New Zealand (820 triệu USD) đạt tỷ trọng lớn nhất, lần lượt tăng 56% và 189% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường cửa ngõ như Singapore (30 triệu USD) đã giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái do số lượng giao dịch giảm, tuy nhiên triển vọng trong nửa cuối năm sẽ mạnh mẽ hơn. Trung Quốc (300 triệu USD) cũng chứng kiến mức giảm 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, các chủ đầu tư vẫn có xu hướng nắm giữ tài sản khi định giá giảm.

Nihat Ercan, Giám đốc điều hành khu vực APAC của JLL, cho biết: “Nhu cầu du lịch mạnh mẽ nhưng lại phải đối mặt với các thách thức kinh tế vĩ mô và địa chính trị trong nửa đầu năm 2023, dẫn đến khoảng cách giữa kỳ vọng về giá của người bán và khả năng tiếp cận vốn của người mua”.

“Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của ngành khách sạn vẫn tốt và các yếu tố cơ bản khác, bao gồm lượng khách du lịch và tỷ lệ lấp đầy cao, khiến chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng môi trường đầu tư hiện tại là do các yếu tố bên ngoài chứ không phải đặc thù của ngành”.

Các yếu tố bao gồm việc Trung Quốc mở cửa trở lại gần đây vào tháng 1 năm 2023, sớm hơn dự kiến, đã thúc đẩy sức mạnh nhu cầu đi lại hiện có. Kết quả là đã có sự cải thiện đáng kể về hiệu suất giao dịch, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp và sang trọng, được hỗ trợ bởi mức tăng giá thuê phòng trung bình hàng ngày (ADR) trên khắp các khách sạn trong khu vực.

Theo phân tích của JLL, sự gia tăng lượng khách du lịch kể từ tháng 1 năm 2022 chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu giải trí, giúp hoạt động của các khách sạn trong khu vực tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ lấp đầy phục hồi. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức về kinh tế, sức khỏe và địa chính trị, nhưng Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) dự báo sự phục hồi của ngành du lịch sẽ tiếp tục trong suốt năm 2023.

Khi xem xét các yếu tố bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô và chu kỳ lãi suất của dự án, cùng với sự quan tâm rộng rãi của nhà đầu tư đối với các khách sạn hoạt động hiệu quả, JLL đã điều chỉnh dự báo cả năm 2023 thành 8,7 tỷ USD, giảm 24% so với ước tính ban đầu cho năm 2023.

“Bước sang năm 2024, chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều cơ hội cụ thể hơn xuất hiện ở một số điểm đến trên khắp khu vực, nơi định giá giảm xuống, cho phép các bên quan tâm xem xét lại các thương vụ”, Ercan nói.

Ông cho biết các nhà đầu tư vẫn rất ưa thích lĩnh vực khách sạn tại APAC và người mua ngày càng mong muốn đầu tư vào các thị trường trọng điểm và các khách sạn chiến lược.

Sức hấp dẫn lâu dài của lĩnh vực khách sạn ở APAC gần đây đã được củng cố bằng việc hoàn thành một số vụ mua bán lớn. Đầu tháng 6, thương vụ chuyển nhượng khách sạn đầu tiên tại Đông Nam Á trong năm 2023 đã hoàn thành với tổng giá trị 106,1 triệu USD, bao gồm 3 khách sạn Pullman Jakarta Central Park tại Indonesia, và ibis Saigon South và Capri by Fraser đều Thành phố Hồ Chí Minh.

Lam Vy (REA)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.