22/09/2018 8:59 AM
CafeLand - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng vốn điều lệ từ 35.977, 7 tỷ đồng lên 39.575,45 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ tỷ lệ 10%.

Phương án tăng vốn này đã được cổ đông của nhà băng này thông qua từ ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Tuy nhiên, việc tăng vốn chưa được thực hiện từ đó tới nay.

Trong một chia sẻ mới đây, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết việc tăng vốn cho nhà đầu tư chiến lược thời gian qua gặp khó vì giá bán được yêu cầu không thấp hơn định giá và giá thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư khi mua lô lớn phải hạn chế chuyển nhượng một năm.

Vietcombank sẽ tăng vốn thêm 10% trong vòng 12 tháng tới

Thực tế cho thấy, việc tăng vốn đang thực sự cấp bách với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Tuy nhiên, để tăng vốn được với 3 ngân hàng này lại không hề đơn giản khi vướng phải rất nhiều vấn đề như không được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn hoặc các yêu cầu ngặt nghèo khi phát hành cổ phiếu.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo cấp cao của 3 “ông lớn” có vốn nhà nước đều có chung nhận định: Hiện tỷ lệ an toàn vốn theo tính toán hiện nay của các ngân hàng này đã chạm ngưỡng tỷ lệ an toàn vốn. Nếu áp dụng tỷ lệ này theo tiêu chuẩn Basel II có thể vi phạm an toàn.

Trước thực tế hơn ba năm trở lại đây, cả 3 ngân hàng trên gần như không tăng thêm đồng vốn nào, trong khi lại đang phải đối mặt với nhiều áp lực về cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là phải nâng hệ số CAR theo tiêu chuẩn Basel II. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng đưa ra cảnh báo, nếu không nhanh chóng tăng vốn, khả năng tăng trưởng của các ngân hàng lớn tại Việt Nam sẽ chững lại và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống.

Theo tính toán của một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tăng vốn gấp 1,8 - 2 lần so với hiện tại. Như vậy, ước tính, cả hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tới 7 tỷ USD để tăng vốn trong năm 2018 và 2019. Với quy mô hoạt động như hiện nay, một nửa áp lực đặt lên vai khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Đó là thách thức không hề nhỏ đối với các ngân hàng này khi các quy định vẫn đang bó chân họ trong việc tăng vốn.

Văn bản chấp nhận tăng vốn của NHNN có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.

  • Vietcombank tiếp tục thoái vốn tại MBBank

    Vietcombank tiếp tục thoái vốn tại MBBank

    CafeLand - Sau khi thoái vốn thành công khỏi ngân hàng Phương Đông (OCB), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) tiếp tục đăng ký bán 53,4 triệu cổ phiếu của ngân hàng Quân đội (MBB) để giảm tỷ lệ sợ hữu tại ngân hàng này xuống mức phù hợp với quy định của NHNN.

Đình Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.