Vietcombank vừa công bố kế hoạch phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, với tỷ lệ 49,5%.
Cụ thể, theo kế hoạch, Vietcombank sẽ phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 49,5%. Điều này có nghĩa là cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận thêm 495 cổ phiếu mới. Đây là đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu có tỷ lệ cao nhất trong lịch sử của Vietcombank, vượt xa mức 35% từng thực hiện vào năm 2016.
Nguồn vốn phát hành được sử dụng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.
Vietcombankcông bố ngày 13/3/2025 là ngày đăng ký cuối cùng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông.
Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ 55.890 tỷ đồng lên 83.557 tỷ đồng, chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Kế hoạch tăng vốn này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt vào tháng 1/2025, trong đó, Vietcombank chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định. Phần lợi nhuận chia cho cổ đông Nhà nước dưới hình thức cổ phiếu ước tính khoảng 20.695 tỷ đồng, giúp bổ sung nguồn vốn Nhà nước vào ngân hàng.
Bên cạnh kế hoạch trả cổ tức, Vietcombank cũng đang cân nhắc phương án phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư tổ chức, với số vốn huy động dự kiến khoảng 1,3 tỷ USD. Nếu điều kiện thị trường thuận lợi, kế hoạch này có thể hoàn tất trong nửa đầu năm 2025.
Việc chia cổ tức tỷ lệ cao giúp cổ đông hưởng lợi lớn khi giá trị tài sản gia tăng đáng kể. Ngoài ra, Vietcombank cũng đặt ra kế hoạch phát triển đầy tham vọng trong năm 2025: Tổng tài sản tăng tối thiểu 10%; ợi nhuận trước thuế tăng 5%; tăng trưởng tín dụng đạt 16,28%; kiểm soát nợ xấu dưới 1,5%.
Năm 2024, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu ngành về lợi nhuận với mức kỷ lục hơn 42.000 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2023. Năm nay, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng tín dụng tăng tối thiểu 16,28%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở dưới mức 1,5% và lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 5% so với năm trước.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 27/2, cổ phiếu VCB đóng cửa ở mức 94.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa nhà băng này cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đạt hơn 525.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.
-
Trong bối cảnh phục hồi của ngành thép và thông tin tích cực tới từ thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc được đưa ra, cổ phiếu thép này đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 43% so với thị giá hiện tại.
-
Do đâu cổ phiếu một công ty khoáng sản ở Bắc Kạn tăng 20 phiên liên tiếp, trần 19 phiên?
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn (BKC) đã trải qua chuỗi 20 phiên tăng điểm liên tiếp với 19 phiên tăng trần từ ngày 21/1/2025 tính đến ngày 24/2/2025, đưa giá cổ phiếu từ khoảng 15.000 đồng lên 93.300 đồng, tăng gấp hơn 6 lần chỉ trong hơn một tháng.
-
Tin vui cho nhà đầu tư: Cổ phiếu thép bứt phá mạnh sau tin áp thuế thép Trung Quốc
Nhóm cổ phiếu thép đồng loạt tăng mạnh ngay đầu phiên 24/2 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 27,83% đối với thép Trung Quốc.
-
Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 3 lần
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, trong đó đáng chú ý là kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm trước....
-
Sacombank lộ diện danh sách cổ đông lớn: Ai đang nắm giữ hàng trăm triệu cổ phiếu?
Ngày 27/3, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – HoSE: STB) đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Danh sách này bao gồm 7 cổ đông lớn, bên cạnh nhóm cổ đông đã ủy quyền cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tí...
-
SeABank đặt mục tiêu lãi trước thuế 6.458 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2025
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - HoSE: SSB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với hàng loạt nội dung quan trọng. Trong đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.458 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước, đ...