Cầu Mã Đà đã bị đánh sập trong chiến tranh.
Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình tự nhiên phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối, đặc biệt là khu vực quanh suối Mã Đà. Trước đây, cầu Mã Đà từng nối liền hai tỉnh, nhưng đã bị đánh sập trong chiến tranh và chưa được khôi phục, khiến việc di chuyển trực tiếp trở nên khó khăn. Người dân muốn di chuyển giữa hai tỉnh này thường phải đi vòng qua tỉnh Bình Dương. Cụ thể, từ Bình Phước, họ di chuyển theo đường ĐT 741 qua huyện Phú Giáo (Bình Dương) để đến Đồng Nai. Lộ trình này không chỉ kéo dài quãng đường mà còn tăng thời gian và chi phí di chuyển.
Bên cạnh đó, phần lớn khu vực biên giới hai tỉnh nằm trong Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, nên việc triển khai hạ tầng giao thông phải cân nhắc kỹ về các vấn đề bảo tồn sinh thái.
Để giải quyết khó khăn này, UBND tỉnh Bình Phước đã quy hoạch tuyến đường ĐT 753 từ giao điểm ĐT 741 đến cầu Mã Đà thành Quốc lộ 13C. Tuyến đường này khi hoàn thiện sẽ kết nối với ĐT 761 tại cầu Mã Đà và ĐT 762 của Đồng Nai, tạo tuyến giao thông quan trọng ra Quốc lộ 1, sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện tại, ĐT 753 có chiều dài khoảng 30km, trong đó đoạn dài 13km từ TP. Đồng Xoài đến đường Đồng Phú - Bình Dương đã bắt đầu được mở rộng với nền đường rộng 22m, mặt đường rộng 19m. Đoạn tiếp theo dài 17km đến suối Mã Đà hiện vẫn còn khá nhỏ hẹp với mặt đường nhựa rộng chỉ 7m.
Dự án được kỳ vọng mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội và quốc phòng. Với vai trò chiến lược đặc biệt, tuyến đường này sẽ nâng cao khả năng chi viện nhanh chóng giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cũng như các đơn vị quân sự chủ lực của Quân khu 7.
Về kinh tế, khi tuyến đường hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy giao thương và vận tải hàng hóa giữa hai tỉnh, tạo động lực lớn cho phát triển các khu công nghiệp, du lịch sinh thái và thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn vào khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
UBND tỉnh Đồng Nai đã trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xây dựng cầu Mã Đà cùng tuyến đường kết nối dài 44km tới đường Vành đai 4 - TP.HCM với vốn đầu tư khoảng 10.800 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe trong giai đoạn đầu. Dự án này không chỉ mở ra bước phát triển đột phá mà còn củng cố vững chắc thế trận an ninh quốc phòng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển chung của khu vực.
-
Cầu Mã Đà đã bị đánh sập trong chiến tranh, đây là cây cầu nằm trên tuyến đường duy nhất kết nối giữa hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Hiện tỉnh Bình Phước đang đề xuất dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường nối hai tỉnh có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.
-
Bất động sản 24h: Sớm thống nhất phương án đầu tư đường nổi Đồng Nai - Bình Phước qua cầu Mã Đà
Mở đường kết nối Đồng Nai – Bình Phước qua cầu Mã Đà, Bộ Xây dựng vào cuộc, hai địa phương có thống nhất; Sau động thái này của Hà Nội, đất ven sông Hồng “dậy sóng”, có nơi tăng 50% chỉ sau 1 năm; Nơi dự kiến xây trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam có gì đặc biệt... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai và Bình Phước yêu cầu thống nhất phương án mở đường kết nối hai địa phương qua cầu Mã Đà. Đây là dự án được tỉnh Bình Phước nhiều lần đề xuất, nhưng phía Đồng Nai chưa đồng thuận.






-
Sau Đồng Nai, Bình Phước đề xuất đầu tư tuyến đường kết nối huyết mạch qua cầu Mã Đà
Sau khi tỉnh Đồng Nai công bố kế hoạch xây dựng cầu Mã Đà nối liền với tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Phước đã nhanh chóng đề xuất phương án nâng cấp và mở rộng tuyến đường ĐT753 nhằm tạo sự kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh....
-
Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đón tin vui về nguồn vật liệu xây dựng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa làm việc với tỉnh Bình Phước và Đắk Nông để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
-
Bình Phước chấn chỉnh “điểm nóng” khai thác mỏ vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường quản lý công tác khai thác, vận chuyển khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định; đảm bảo không gián đoạn ...