Bộ Xây dựng vừa gửi Văn bản số 154/BXD-KHTC ngày 7-3-2025 đến UBND các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, đề nghị hai tỉnh thống nhất phương án đầu tư khôi phục cầu Mã Đà nhằm mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối với đường tỉnh 761 của Đồng Nai.
Trước đó, ngày 11/2/2025, UBND tỉnh Bình Phước đã gửi báo cáo đến Bộ Giao thông Vận tải, đề xuất phương án khôi phục cầu Mã Đà để kết nối với Đồng Nai. Phương án này bao gồm việc nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 753 từ TP. Đồng Xoài, qua cầu Mã Đà, đến các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 đoạn qua TP. Biên Hòa, với tổng chiều dài khoảng 76 km và tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình Phước nhấn mạnh rằng đây là tuyến đường ngắn nhất và nhanh nhất, trực tiếp kết nối các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước với Đồng Nai, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Để thực hiện phương án này, cần khôi phục cầu Mã Đà đã bị phá hủy trong chiến tranh.
Để giảm thiểu tác động đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất nghiên cứu các phương án như làm đường trên cao, cầu cạn, rào chắn chống ồn hoặc hầm lộ thiên, tương tự như đường Hồ Chí Minh qua rừng quốc gia Bạch Mã và Cúc Phương.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Bình Phước sớm làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để thống nhất phương án đầu tư, tạo cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối với đường tỉnh 761 qua cầu Mã Đà.
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần phản đối phương án xây dựng đường nối Bình Phước qua Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai. Lý do chính là lo ngại về tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.
Vào tháng 6 năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam đã gửi văn bản phản hồi UBND tỉnh Đồng Nai về dự án xây cầu Mã Đà và làm đường quốc lộ xuyên qua vùng lõi Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai. UNESCO cho rằng việc xây dựng tuyến đường này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực lõi được bảo tồn của Khu Dự trữ Sinh quyển, do hệ sinh thái bị chia cắt, ảnh hưởng đến các loài động vật quý hiếm, và các phương tiện lưu thông trên đường có thể gây nguy hiểm cho động vật hoang dã.
Ngoài ra, việc làm đường cũng sẽ gây ô nhiễm không khí, nước, đất, dẫn đến suy thoái môi trường và mất sự đa dạng sinh học. UNESCO bày tỏ quan ngại sâu sắc và đề nghị không chọn phương án làm đường qua Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng không đồng ý với đề xuất của tỉnh Bình Phước về việc xây dựng cầu Mã Đà và đường nối Đồng Nai - Bình Phước qua Khu Dự trữ Sinh quyển. Tỉnh Đồng Nai chỉ đồng ý với phương án kết nối tuyến ĐT.753 với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng kết nối về đường Vành đai 4 TP.HCM (qua Bình Dương).
Phương án này tận dụng được các tuyến đường theo quy hoạch của tỉnh Bình Phước và Bình Dương, với cự ly kết nối từ TP Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 ngắn nhất. Sau khi đường Vành đai 4 TP.HCM được đầu tư hoàn thành, đây sẽ là phương án rất tốt về mặt giao thông để kết nối đến cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
-
UBND tỉnh Bình Phước đề xuất đầu tư tuyến đường hơn 5.130 tỷ đồng xuyên qua khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai nhằm kết nối địa phương này và cả khu vực Tây Nguyên với sân bay quốc tế Long Thành.
-
Bộ GTVT nói gì về tiến độ dự án cầu Mã Đà từng gây sốt đất ở Bình Phước?
Theo Bộ GTVT, dự án xây dựng cầu Mã Đà giữa Bình Phước với Đồng Nai nhằm kết nối giao thông, phát triển kinh tế xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, Bộ đang nghiên cứu các phương án hướng tuyến nhằm tránh khu dự trữ sinh quyển ở Đồng Nai đã được thế giới công nhận.
-
Cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối Bình Phước với Đồng Nai sẽ đi theo hướng nào?
Dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Phước được kiến nghị xây dựng theo phương án mới, tránh đi qua vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.








-
Phương án xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch mà Đồng Nai vừa đề xuất có gì đặc biệt?
Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng chiều dài phần đường và cầu khoảng 11,37km, trong đó chiều dài cầu hơn 3km, tĩnh không thông thuyền 55m. Quy mô đường trục chính đô thị, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang cầu 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp....
-
Đồng Nai sắp khởi động dự án 18.000 tỷ đồng tại núi Chứa Chan
Ngày 19/4 tới đây, tỉnh Đồng Nai sẽ khởi động Dự án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc. Đây được xem là một trong những dự án du lịch trọng điểm và có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, với tổng vốn ...
-
Thông tin mới nhất về xây cầu Cát Lái kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Theo đề xuất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án xây cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng cầu thay phà Cát Lái và đường nối.