Thực trạng giá đất nhảy múa xảy ra thời gia qua do sự góp sức của giới đầu cơ và môi giới không chuyên. Ảnh minh hoạ
Ông Đính cho biết, thậm chí, ngay cả nhà môi giới tại các sàn chuyên nghiệp vẫn cố tình "tiếp tay" đẩy giá, thổi giá, tạo ra lợi ích không phục vụ cho phát triển kinh tế của các địa phương.
“Có thể nói, thị trường bất động sản giai đoạn vừa qua bị nhiều nhà đầu cơ, môi giới thao túng”, ông Đính nhận định.
Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng những hoạt động môi giới bất động sản không lành mạnh thời gian qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản. Bởi vậy, cần phải có chế tài đủ mạnh để lĩnh vực này đi vào nề nếp hơn.
Theo ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch VaRS, cả nước có khoảng 300.000 người làm môi giới. Tuy nhiên, trong số đó không phải ai cũng có đủ bằng cấp, nắm chắc nghiệp vụ hay hiểu rõ pháp luật.
Hiện tại, quy mô, số lượng môi giới tăng lên nhưng chất lượng thực tế chưa thực sự tốt. Việc học nghề chỉ mang tính đối phó với cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc khối Kinh doanh tiếp thị của Công ty CP đầu tư Nam Long, đã chỉ ra một thực tế phổ biến trong lĩnh vực môi giới bất động sản hiện nay.
“Trước đây phải hoạt động 3-5 năm trong lĩnh vực bất động sản mới trở thành môi giới. Còn hiện nay, đang hoạt động ở lĩnh vực này, chán quá nghỉ làm, 7 ngày sau có thể tự xưng là tổng giám đốc một công ty môi giới”, ông Quang nêu thực tế.
Theo ông Quang, những công ty này khi thành lập cung ứng ra thị trường một lực lượng môi giới không tốt, dù chỉ là số ít nhưng cũng gây ảnh hưởng lớn tới cả chủ đầu tư và khách hàng.
Theo đại diện của Nam Long, vì những công ty này có quy mô nhỏ nên họ không quan tâm bảo vệ thương hiệu chủ đầu tư, cũng không chú trọng khâu chăm sóc khách hàng, mà chỉ chăm chăm hoàn thành giao dịch, thu tiền, bỏ qua trách nhiệm với chủ đầu tư và khách hàng.
Bà Nguyễn Hương, Phó Chủ tịch VaRS, cho rằng để xảy ra câu chuyện “cò đất bất lương, lũng đoạn thị trường” một phần nguyên nhân do chưa có sự đánh giá, xây dựng tiêu chí để xác định điều kiện hành nghề môi giới.
Khung pháp lý đã có, nhưng luật pháp thả nổi trong thời gian khá dài. Số lượng môi giới bất động sản tăng rất nhanh trong khi chất lượng chưa đảm bảo, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chưa am hiểu về pháp luật dẫn đến những hệ lụy không tốt cho thị trường bất động sản, tạo cơ hội cho những môi giới không chuyên đưa thông tin thất thiệt ra thị trường hòng đẩy giá, trục lợi.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Bất động sản, Bộ xây dựng, cho biết vừa qua Chính phủ có ban hành Nghị định số 02 về kinh doanh bất động sản và Nghị định 16 về xử phạt hành chính.
Theo ông Khởi, đây là 2 nghị định rất quan trọng, tuy không nói gì về môi giới nhưng liên quan trực tiếp tới ngành môi giới. Đó là các cách thức, điêu kiện kinh doanh, ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, theo ông Đính, Nghị định 16 cũng chỉ là quy định dưới luật điều chỉnh những điểm nóng.
Để giải quyết triệt để hiện tượng đầu cơ, đầu nậu tận dụng thời điểm thị trường sốt nóng làm loạn, thổi giá, ông Đính cho rằng phải chờ sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản.
Song song đó, cần có một hệ thống công nghệ thông tin để quản lý bằng mã số định danh, chứng chỉ hành nghề để thuận lợi cho việc kiểm soát, xử phạt các hành vi vi phạm.
Theo bà Hương, đã đến lúc chúng ta nên có những quy chuẩn về ngành nghề môi giới bất động sản cho cá nhân và tổ chức.
“Có quy chuẩn sẽ dễ nhận diện rõ điều kiện cần và đủ cho cá nhân và tổ chức tham gia hành nghề môi giới bất động sản, qua đó có cách quản lý, giám sát và có những chế tài xử lý phù hợp để hoạt động này trở nên chuyên nghiệp hơn”, bà Hương nói.
-
Bất ngờ với giá đất nền các tỉnh sau đỉnh sốt, liệu đã đến lúc để mua vào?
Theo VARS, nhiều địa phương đã bắt đầu xuất hiện giao dịch đất nền trong quý 3. Tuy nhiên, giá đất nền chủ yếu đi ngang, một số khu vực cắt lỗ mạnh từ 30 – 50%.
-
Tất tay mua đất ven đô, rao bán lỗ 8 tháng không ai hỏi
Nắm bắt thị hiếu của khách hàng về không gian sống sinh thái sau những đợt giãn cách do Covid-19, nhiều người đã không ngại vay hàng tỷ đồng để đầu tư đất ven đô Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra khá phũ phàng khi nhiều lô đất được rao bán nửa ...
-
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản khi bắt buộc giao dịch đất nền phải qua sàn?
Lâu nay bất động sản giao dịch qua sàn chủ yếu là sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất (QSDĐ). Loại hình này vẫn được chuyển nhượng một cách tự do, thiếu kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ luỵ gây nhiễu loạn thị trường như đầu cơ, ...