Ảnh minh hoạ
Sóng hạ tầng mở đường cho dòng tiền
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS Group, những động thái của chính phủ như việc cải tổ bộ máy nhà nước, sáp nhập tỉnh, thúc đẩy đầu tư công đang tạo ra sự phấn khởi và tin tưởng vào một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025, thậm chí đạt hai con số những năm tiếp theo, là một tín hiệu quan trọng thu hút vốn đầu tư.
Các "đại công trường" như sân bay Long Thành, sân bay Gia Lâm, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Miền Tây, cao tốc Tây Nguyên được triển khai rộng khắp cả nước, giúp rút ngắn khoảng cách và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
“Khi giao thông được kết nối, mặt bằng giá BĐS sẽ được tái định hình, mang lại cơ hội đầu tư vào những "vùng trũng" chưa bị khai thác hết tiềm năng”, ông Tuyển nhận định.
Sáp nhập tỉnh, thành giúp mở rộng “hệ quy chiếu” giá bất động sản
Ông Tuyển cho rằng, sáp nhập tỉnh không chỉ giúp giảm chi phí bộ máy hành chính mà còn mở rộng "hệ quy chiếu" về giá BĐS. Trước đây, mỗi huyện chỉ có thể so sánh giá BĐS với khu vực lân cận, nhưng khi sáp nhập, mặt bằng giá trở nên rộng hơn và đồng bộ hơn...
Các nhà đầu tư có thể nhìn rõ những "vùng trũng" vốn chưa được khai thác triệt để, từ đó mở rộng danh mục đầu tư.
Dòng tiền rục rịch đổ vào BĐS
Từ đó, Chủ tịch BHS Group cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng, Chính phủ có thể chấp nhận nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giữ hoặc giảm lãi suất, mở rộng hạn mức tín dụng và đẩy mạnh đầu tư công. Điều này không chỉ giúp kích thích nền kinh tế mà còn gián tiếp đưa dòng tiền vào thị trường BĐS. Đặc biệt, những khu vực còn nhiều dư địa tăng giá sẽ là điểm đến đầu tiên của các nhà đầu tư và giới đầu cơ.
Không chỉ vậy, các rào cản pháp lý cũng đang dần được gỡ bỏ với việc triển khai các luật mới về đất đai, kinh doanh BĐS và nhà ở. Việc tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch sẽ giúp thị trường vận hành thông suốt hơn, kích thích nguồn cung và hình thành các “chợ” giao dịch BĐS sôi động hơn bao giờ hết.
Sốt đất đang trở lại?
Thực tế, những đợt sốt đất cục bộ gần đây tại Phú Thọ, Đan Phượng hay một số địa phương khác cho thấy tâm lý thị trường đang nóng dần lên. Sự xuất hiện của những nhà đầu tư “đi trước” gom đất tại các khu vực tiềm năng có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa, kích thích dòng tiền đổ vào mạnh hơn.
Lãnh đạo BHS ví von rằng, một “bữa tiệc” lớn có vẻ sắp diễn ra trên thị trường BĐS, và ai không kịp ngồi vào bàn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Nếu không tỉnh táo, các nhà đầu tư có thể bị cuốn vào những cơn sốt ảo, giá đất bị đẩy lên quá cao mà không có sự hỗ trợ thực tế từ nhu cầu ở thực hay phát triển kinh tế. Do đó, việc lựa chọn điểm đầu tư cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) và phải luôn cân nhắc đến khả năng thanh khoản.
-
Sốt đất Đan Phượng: Giá nhảy múa, chủ đất lãi hơn 1 tỷ/năm
Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
-
"Tỉnh đòn" trước cơn sốt đất bên thềm sáp nhập tỉnh thành
Lịch sử chứng minh sáp nhập tỉnh thành không tạo nên cơn địa chấn về giá đất, bởi bản chất sáp nhập chỉ mở rộng không gian phát triển, không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế.
-
Cơn 'sốt đất' chưa từng có tại Phú Thọ
Từ thông tin sáp nhập tỉnh thành, dòng người tấp nập đổ về mua bán tạo ra cơn "sốt đất" chưa từng có tại Phú Thọ.








-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.
-
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC 2 cấp, bố trí đủ kinh phí chi trả cho người nghỉ việc
Tại Phiên họp về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí, hướng dẫn tạm ứng kinh phí để chi trả ...
-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...