Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã buộc rất nhiều công ty và doanh nghiệp giảm diện tích thuê văn phòng hoặc thay đổi địa điểm làm việc. Miki Shoji, một công ty nghiên cứu và theo dõi tỷ lệ diện tích văn phòng bị bỏ trống trên toàn quốc cho biết mức tỷ lệ trống trung bình tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tăng lên 1,97% trong trong tháng 6. Trước đó, mức tỷ lệ trong tháng 5 là 1,64%.
“Việc tái định cư văn phòng và ký kết hợp đồng mới đã bị trì trệ do ảnh hưởng từ sư bùng phát của virus corona”, người đại diện của công ty Miki Shoji cho biết. “Một vài hợp đồng thuê văn phòng cũng đã bị hủy bỏ do nhân viên chủ yếu làm việc tại nhà”.
Nhiều nhân viên bắt đầu làm việc tại nhà kể từ thời điểm mà virus corona lây lan trên khắp lãnh thổ Nhật Bản khiến các công ty đặt câu hỏi liệu rằng họ có thật sự cần một không gian văn phòng rộng lớn. Công ty giải pháp công nghệ thông tin Fujitsu đã trở thành ví dụ tiêu biểu cho việc các công ty đã hủy bỏ việc thuê văn phòng làm việc, vì Fujitsu cho phép khoảng 80.000 công nhân tại Nhật Bản có thể làm việc linh hoạt theo các khung giờ khác nhau.
Trước đó, trong khoảng thời gian trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu về không gian văn phòng tại thủ đô Tokyo đã tăng lên khi các công ty mở rộng hoạt động và cố gắng chuyển sang các văn phòng mới hơn nhằm mở rộng quy mô cũng như thu hút các nhân tài tới làm việc.
Tỷ lệ văn phòng bị bỏ trống tại Tokyo từng giảm xuống mức 1,49% trong tháng 2, đánh dấu mức thấp nhất kể từ khi công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu Miki Shoji bắt đầu tổng hợp dữ liệu hàng tháng vào năm 2002.
-
Giá nhà đất tại Nhật Bản tiếp tục tăng đều sau 5 năm
Mặc dù hiện tại đã là tháng 6/2020 nhưng Cơ quan Thuế Nhật Bản mới đây mới công bố chính thức các số liệu về giá nhà đất tại nước này trong năm 2019.
-
Đại dịch nhấn chìm Nhật Bản xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2009
CafeLand - Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu. Niềm tin của các nhà sản xuất tại Nhật Bản trong quý 2-2020 đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.