Theo dữ liệu được công bố trên JLL Capital Tracker QI 2022, tổng giá trị các khoản đầu tư vào thị trường bất động sản APAC trong 3 tháng đầu năm tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng đầu tư tăng rõ nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Bán lẻ và văn phòng là hai lĩnh vực hoạt động mạnh mẽ trong quý I, trong khi đó bất động sản công nghiệp và logistics cũng tăng trưởng ở mức vừa phải so với cùng kỳ năm trước.
“Các nhà đầu tư tiếp tục đa dạng hóa khi triển khai vốn trên khắp khu vực, thể hiện qua việc đầu tư mạnh vào tài sản bán lẻ, văn phòng. Chúng tôi lạc quan về tương lai của ngành bất động sản trong khu vực trước áp lực từ lạm phát và tăng lãi suất”, Stuart Crow, lãnh đạo cấp cao của công ty bất động sản JLL khu vực APAC cho biết.
Các chuyên gia của JLL vẫn duy trì mức dự báo tổng giá trị khối lượng đầu tư bất động sản trong khu vực sẽ đạt 200 tỷ USD cho cả năm 2022.
Thị trường bất động sản Singapore ghi nhận quỹ đạo tăng trưởng đầu tư lớn nhất trong khu vực, đạt 5,7 tỷ USD trong quý I, tăng 134% so với cùng kỳ năm trước, được thúc đẩy bởi các giao dịch lớn trong phân khúc văn phòng và mặt bằng bán lẻ.
Hàn Quốc tiếp tục đạt thành tích cao trong quý đầu tiên, với tổng giá trị khối lượng đầu tư đạt 8,2 tỷ USD, tăng 89% so với quý I/2021 nhờ đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực văn phòng, bán lẻ, logistics và công nghiệp.
Trong khi đó, Úc công bố mức tăng trưởng đầu tư hàng năm lớn thứ ba lịch sử khi các nhà đầu tư triển khai 4,7 tỷ USD vốn vào thị trường, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước, tập trung vào phân khúc văn phòng cho thuê.
Ngoài ra, Nhật Bản vẫn là thị trường đầu tư lớn nhất của khu vực APAC trong quý I với tổng giá trị khối lượng đầu tư đạt 8,5 tỷ USD, mặc dù con số này đã giảm 26% so với quý I/2021. Trung Quốc, nền kinh tế số 1 khu vực, chứng kiến mức đi ngang với tổng giá trị khối lượng đầu được giữ ở mức 8,3 tỷ USD.
Phân khúc bán lẻ tại APAC ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong quý đầu tiên của năm 2022 với các khoản đầu tư tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, hơn 8 tỷ USD đã được triển khai vào các tài sản bán lẻ trong suốt 3 tháng đầu năm khi cuộc sống dần ổn định sau đại dịch.
Các giao dịch lớn trong quý I ở khu vực APAC có thể kể tới như Trung tâm mua sắm Tanglin (642 triệu USD) ở Singapore, Seongsoo E-mart (552 triệu USD) ở Hàn Quốc, và Quảng trường Casuarina (288 triệu USD) ở Úc.
Xét về tổng giá trị, văn phòng cho thuê vẫn là phân khúc được đầu tư nhiều nhất trong quý với tổng giá trị nguồn vốn đầu tư đạt 17,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
Các giao dịch đáng chú ý bao gồm AlphaDom City Alpharium Tower (846 triệu USD) ở Hàn Quốc, Cross Street Exchange (600 triệu USD) ở Singapore và Darling Quarter (453 triệu USD) cho 50% cổ phần ở Úc.
Hoạt động trong lĩnh vực logistics và công nghiệp tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ tăng trưởng vừa phải với lĩnh vực này chỉ thu về 8,3 tỷ USD nguồn vốn được triển khai trong quý đầu tiên. Giao dịch đáng chú ý nhất với phân khúc này trong quý I dường như là DLJ Greater Shanghai Portfolio (717 triệu USD) ở Trung Quốc.
Phân khúc khách sạn vẫn được giữ ổn định, đạt tổng giá trị đầu tư 3,1 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm do ngày càng có nhiều khách sạn được sang tên cũng như việc nhiều chủ đầu tư chuyển đổi hình thức sử dụng để kiếm lời sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. JLL dự kiến tổng giá trị giao dịch với lĩnh vực này trong năm nay sẽ các mốc 10,7 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2021.
“Các nhà đầu tư đang thể hiện sự niềm tin vào thị trường sau những giao dịch lớn trong quý I. Trong những tháng tới, động lực sẽ chuyển sang phân khúc logistics và công nghiệp khi nguồn cung được bổ sung, thay vì tập trung vào bán lẻ và văn phòng”, Pamela Ambler, Trưởng bộ phận Chiến lược của JLL tại APAC nhấn mạnh.
-
Tại sao huyền thoại tài chính Warren Buffett không đầu tư bất động sản “đúng nghĩa”?
Warren Buffett là tỷ phú hàng đầu thế giới, cũng được coi như “huyền thoại” trong lĩnh vực tài chính. Sự thành công của ông đã được chứng minh trong nhiều thập kỷ qua với các thương vụ đầu tư nổi tiếng, giúp lợi nhuận của Berkshrire Hathaway tăng kỷ lục sau 20 năm.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.