27/07/2020 2:17 PM
Theo nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Úc, các khoản nợ thế chấp của nước này xảy ra chủ yếu là do thay đổi về mức thu nhập, dẫn đến việc nhiều chủ nhà không thể đáp ứng được các khoản trả nợ hàng tháng hoặc khi tài sản có giá trị thấp hơn những khoản vay của họ.

“Tỷ lệ thấy nghiệp cao dẫn đến sụt giảm về kinh tế dường như là lý do chính của những khoản nợ còn tồn đọng. Tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập ròng nên được coi là các biến số chính khi đánh giá rủi ro ổn định tài chính cũng như trong việc thiết lập các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định”, chuyên gia kinh tế Michelle Bergmann đến từ Ngân hàng Dữ trữ Úc (RBA) cho biết.

Vai trò chính của giá nhà đất là khi một người vay phải đối mặt với những rủi ro hoặc sụt giảm về kinh tế, khả năng thanh toán cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ có vốn chủ sở hữu âm.

Các ngân hàng lớn tại Úc đã có những chính sách hỗ trợ khách hàng của mình trong mùa đại dịch khi tuyên bố sẽ cho những người vay với lãi suất cao có thêm bốn tháng trước khi họ phải trả các khoản lãi.

Khoảng 10% các khoản thế chấp và hơn 15% các khoản cho doanh nghiệp nhỏ vay hiện đang bị ngưng trệ. Khoảng 800.000 người Úc đang hưởng các chính sách hỗ trợ từ các ngân hàng và công ty tư nhân.

Chính phủ Úc cho biết sẽ bơm thêm 20 tỉ đô la Úc để hỗ trợ những người lao động bị mất việc do đại dịch Covid-19. Hiện nay, có khoảng 3,5 triệu lao động tại nước này rơi vào tình cảnh thất nghiệp.

Khi Covid-19 làm suy yếu nền kinh tế của Úc, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã đạt mức cao nhất trong 22 năm qua, cụ thể là 7,4% trong tháng 6.

“Tuy nhiên, nếu tính cả tỷ lệ thất nghiệp trước khi đại dịch bùng phát cũng như tính cả những người đang tạm thời phải nghỉ việc thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể tăng lên mức 11,3%”, Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg cho biết.

Theo báo cáo của RBA, nếu một người có vốn chủ sở hữu âm trong thời gian dài, tài sản của họ sẽ có khả năng cao bị thu hồi vì những người đi vay phải đối mặt với những rủi ro cơ bản, chẳng hạn như bệnh tật.

Anh Nguyễn (The Business Times)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.