Nhiều nhà đầu tư muốn tham gia làm đường sắt đô thị tại TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tại buổi họp báo mới đây về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống đường sắt đối với sự phát triển đô thị.
Theo ông, thời gian tới TP.HCM sẽ thúc đẩy phát triển các tuyến đường sắt đô thị theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, chuyển từ đầu tư công sang thu hút đầu tư tư nhân nhằm giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước.
"Ý tưởng là thành lập tập đoàn lớn của Việt Nam tại TP.HCM, thành lập các 'chaebol' của Việt Nam", ông Được nói.
Tại cuộc họp, lãnh đạo TP.HCM rất ủng hộ doanh nghiệp nội địa đăng ký làm hệ thống đường sắt của TP.HCM.
Ông cũng cho biết hiện đã có nhiều tập đoàn lớn quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài Vingroup, Tập đoàn Gamuda đã đăng ký đầu tư tuyến metro nối TP.HCM với sân bay Long Thành.
Đáng chú ý, công ty của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào tuyến metro số 4.
"Riêng tuyến đường sắt từ TP.HCM đến sân bay Long Thành đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư", ông Được bổ sung.
Về tiến độ, trước mắt, ông Được đề nghị Ban Quản lý Đường sắt đô thị ưu tiên triển khai nhanh tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Nếu có thể chuyển giao cho tư nhân thực hiện, ông đề nghị nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, nhằm huy động vốn càng nhanh càng tốt.
"Chúng ta may mắn có nhiều nhà đầu tư Việt, có trái tim Việt, có dòng máu Việt và có tấm lòng với đất nước này đăng ký thực hiện. Làm đường sắt khó chứ không dễ, nhưng họ vẫn muốn đăng ký làm. Tại sao chúng ta không khuyến khích họ làm?", ông Được nhấn mạnh.
Trước đó, Vingroup đã đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị từ quận 7 đi Cần Gi0ờ theo hình thức đối tác công tư (PPP) và được UBND TP.HCM giao nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án.
Theo ông Trần Quang Lâm, quyền Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, Vingroup đang đẩy nhanh thủ tục cho dự án này, nếu thuận lợi có thể khởi công vào đầu năm sau.
Ngoài ra, trong buổi làm việc gần đây với UBND TP.HCM, Gamuda Land cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia nghiên cứu tuyến metro nối TP.HCM với sân bay Long Thành và các tuyến metro khác trong mạng lưới đô thị thành phố.
Gần đây nhất, liên danh Tập đoàn Đại Dũng, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) và Tập đoàn Hòa Phát vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất tham gia với vai trò là tổng thầu EPC (thiết kế, thi công xây lắp, cung cấp thiết bị) cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn.
Liên danh bày tỏ mong muốn nghiên cứu và triển khai đầu tư 3 tuyến đường sắt trọng điểm gồm tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên.
-
Cần có cơ quan chuyên trách TOD khi xây dựng metro
Ngày 28-5, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM tổ chức tọa đàm khoa học nhằm tham vấn phương thức triển khai Nghị quyết số 188/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TPHCM.
-
Cận cảnh khu vực xây dựng tuyến metro Bến Thành - Tham Lương đi qua 6 quận của TP.HCM
Metro Bến Thành - Tham Lương dài 11km dự kiến khởi công vào tháng 12/2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mục tiêu phát triển 355km đường sắt đô thị tại TP.HCM trong 10 năm tới.
-
Một liên danh trong nước đề xuất làm tuyến metro 2 tỷ USD của TP.HCM
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương dài hơn 11km, đi qua 6 quận gồm quận 1, quận 3, quận 10, quận 12, Tân Bình và Tân Phú, dự kiến khởi công cuối năm 2025.








-
TP.HCM sắp đầu tư 2 tuyến metro đi trên cao trị giá gần 100.000 tỷ đồng
TP.HCM chuẩn bị đầu tư gần 100.000 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến metro đi trên cao dài hơn 50km, kết nối với khu vực Bình Dương cũ.
-
Ga tàu, cầu đường sắt, ray metro… sẽ được tính khấu hao từ 23/8
Từ ngày 23/8/2025, toàn bộ hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị sẽ chính thức được tính hao mòn, xác định giá trị còn lại và kê khai như tài sản cố định, theo Thông tư số 75/2025/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành....
-
Đề xuất làm metro nhanh nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất
Chuyên gia enCity cho rằng việc xây dựng tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có thể rút ngắn thời gian di chuyển còn 30-40 phút, thay vì 1,5-5 giờ như hiện nay.