Trên toàn nước Mỹ, 7,1% các khoản thế chấp đang ở trong tình trạng nợ quá hạn vào tháng Sáu (từ mức độ quá hạn 30 ngày trở lên cho đến bị tịch thu tài sản). Tỷ lệ này đã tăng 3,1 điểm phần trăm so với mức 4% tại thời điểm tháng 06/2019.
Frank Nothaft, nhà kinh tế trưởng tại CoreLogic, cho biết: “Ba tháng sau cuộc suy thoái do đại dịch gây ra, các khoản nợ quá hạn 90 ngày đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 21 năm qua. Từ tháng Năm đến tháng Sáu, tỷ lệ nợ quá hạn 90 ngày tăng gấp 4 lần, từ 0,5% lên 2,3%, sau khi tỷ lệ nợ quá hạn 60 ngày tăng ở mức tương tự từ tháng Tư đến tháng Năm”.
Để có được cái nhìn chính xác về thị trường thế chấp và tình trạng của các khoản vay, CoreLogic kiểm tra tất cả các mức độ nợ quá hạn, bao gồm cả các khoản nợ ở hiện tại có khả năng chuyển sang mức độ quá hạn 30 ngày.
Thị trường nhà đất Mỹ đang đứng trước một nghịch lý. Chỉ số giá nhà của CoreLogic cho thấy nhu cầu mua nhà tiếp tục tăng nhanh trong mùa hè này, khi những khách hàng tiềm năng tận dụng lợi thế của lãi suất thế chấp thấp kỷ lục. Tuy nhiên, hoạt động cho vay thế chấp lại ngày càng suy yếu kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Thất nghiệp kéo dài đã khiến nhiều chủ nhà trễ hạn thanh toán, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng đạt đỉnh trong 5 năm vào tháng Sáu. Với tình trạng thất nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian còn lại của năm 2020, CoreLogic cho biết các khoản nợ quá hạn ở mức độ cao nhất cũng như bị tịch thu tài sản sẽ ngày càng nhiều.
CoreLogic dự đoán rằng, nếu thiếu các chương trình hỗ trợ bổ sung của chính phủ, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng vào đầu năm 2022 có thể tăng gần gấp đôi so với tháng 06/020. Điều này sẽ khiến hàng triệu gia đình mất nhà do phải bán gấp để trả nợ ngân hàng hoặc bị ngân hàng tịch thu tài sản. Đồng thời, tạo ra áp lực giảm giá nhà và vốn chủ sở hữu sau khi trả hết nợ ngân hàng.
Frank Martell, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của CoreLogic cho biết: “Người mua nhà cần kiên nhẫn để vượt qua căng thẳng tài chính do đại dịch. Dù các chính quyền liên bang và tiểu bang đang nỗ lực để hỗ trợ nền kinh tế, chúng tôi dự đoán tình trạng nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, chủ doanh nghiệp nhỏ và những người vay mua nhà làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch như du lịch”.
Tất cả các bang tại Mỹ đều ghi nhận mức tăng về cả tỷ lệ nợ quá hạn tổng thể và tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng trong tháng Sáu. Các điểm nóng về Covid-19 tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều nhất, với New Jersey (tăng 3,7 điểm phần trăm), New York (tăng 3,6 điểm phần trăm), Nevada (tăng 3,4 điểm phần trăm) và Florida (tăng 3 điểm phần trăm) đứng đầu danh sách về tình trạng nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng.
Tương tự, tất cả các vùng đô thị lớn của Hoa Kỳ đều ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn ở mức độ nghiêm trọng tăng trong tháng Sáu. Miami, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của thị trường du lịch, đã có mức tăng hàng năm lớn nhất với 5,1 điểm phần trăm.
-
Nhiều chủ cửa hàng bán lẻ tại Mỹ có thể bị trục xuất khi nền kinh tế mở cửa trở lại
CafeLand - Các thủ tục nhằm trục xuất khách thuê mặt bằng bán lẻ tại Mỹ đang được chuẩn bị khi các lệnh cấm trục xuất tại nhiều bang sắp hết hạn, còn các tòa án và hệ thống tài chính sẽ sớm hoạt động trở lại.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....