10/09/2020 11:03 AM
CafeLand - Các thủ tục nhằm trục xuất khách thuê mặt bằng bán lẻ tại Mỹ đang được chuẩn bị khi các lệnh cấm trục xuất tại nhiều bang sắp hết hạn, còn các tòa án và hệ thống tài chính sẽ sớm hoạt động trở lại.

Chủ nhà đang vào tư thế sẵn sàng

Ở Miami, một chủ sở hữu trung tâm thương mại hạng sang đã bắt đầu các thủ tục ủy quyền để trục xuất cửa hàng bách hóa Saks Fifth Avenue do không trả khoản tiền thuê lên tới 1,9 triệu USD vào đầu tháng Bảy.

Ở nhiều nơi khác trên cả nước, chủ sở hữu các cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn thậm chí đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng và yêu cầu trục xuất tới các địa điểm ăn uống, cửa hàng đồ cưới, các nhà điều hành dịch vụ giải trí, và những người cùng thuê chung một địa điểm nếu chưa trả tiền thuê và không thống nhất được các thay đổi trong hợp đồng. Trước khi đại dịch diễn ra, các bên liên quan có thể tự giải quyết tranh chấp một cách êm đẹp, tuy nhiên khối lượng tranh chấp ngày càng lớn hơn ở thời điểm hiện tại có thể dẫn đến nhiều vụ trục xuất hơn.

“Chúng tôi hy vọng Saks sẽ hành động một cách thông minh và trả đầy đủ tiền thuê. Tuy nhiên, nếu Saks không làm được điều này, chúng tôi buộc phải đưa ra các lựa chọn khác cho trung tâm mua sắm của mình”, Matthew Whitman Lazenby, Giám đốc điều hành của Whitman Household Growth, công ty sở hữu trung tâm thương mại ngoài trời hạng sang Bal Harbour Outlets ở Miami cho biết.

Saks Fifth Avenue có hợp đồng thuê mặt bằng với trung tâm thương mại Bal Harbour Outlets và trả tiền thuê theo tỷ lệ tổng doanh thu. So với giá thuê cố định, các dự án cho thuê theo hình thức này đã có sẵn các biện pháp để tự bảo vệ nếu tổng doanh thu sụt giảm.

Ông Lazenby cho biết: “Điều này làm chúng tôi thực sự bối rối. Bal Harbour Outlets đã bị đóng cửa từ giữa tháng Ba đến tuần thứ ba của tháng Tám, nhưng Saks Fifth Avenue lại ghi nhận tổng doanh thu tăng mạnh hơn vào tháng 6 năm nay, trái ngược với cùng kỳ năm ngoái”.

“Matthew Lazenby và Whitman Household Growth đã không hành động dựa trên đạo đức kinh doanh tốt như các chủ sở hữu khác. Họ không chỉ không chấp nhận thiệt hại do tình trạng dịch bệnh bất khả kháng trên toàn cầu, mà còn sử dụng truyền thông và ủy quyền cho luật sư để bắt nạt khách thuê”, phát ngôn viên của Saks Fifth Avenue phát biểu. Ông cũng giải thích thêm rằng công ty này đã làm việc với các chủ sở hữu mặt bằng bán lẻ khác để “chia sẻ một cách thân thiện và hợp lý những tổn thất phát sinh trong suốt đại dịch”.

“Trong một vài năm, Saks đã là một phần quan trọng trong thành công của Bal Harbour Outlets, và chúng tôi cho rằng điều này phải mất một thời gian dài mới có thể được trở lại”, nữ phát ngôn viên nói. Saks Fifth Avenue thuộc tập đoàn Hudson’s Bay Co. đã phải vật lộn ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát do phải cạnh tranh với các công ty trực tuyến mới nổi và nhiều đối thủ khác.

Nhà bán lẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Trong khi hoạt động cho thuê bán lẻ đã tăng lên 77% trong tháng Bảy từ mức 54% vào tháng Tư, một số khách thuê, nhất là từ ngành hàng thời trang, sức khỏe và các lớp học nghệ thuật, vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn. Thông tin được đưa ra bởi Datex Property Options dựa trên số liệu theo dõi tại hơn 1.000 bất động sản trên toàn nước Mỹ.

Trong khoảng thời gian ngừng hoạt động do dịch bệnh bắt đầu từ giữa tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng Tám ở một số thành phố, khách thuê đã đề nghị chủ nhà giãn thời gian thanh toán và giảm giá để duy trì hoạt động. Các tiểu bang cũng đưa ra các lệnh cấm trục xuất khách thuê tại các bất động sản thương mại, đồng thời cho phép khách thuê hoãn việc đóng tiền thuê. Thống đốc New York Andrew Cuomo đã kéo dài lệnh cấm này của bang từ ngày 20/08 lên ngày 20/09.

Chủ sở hữu mặt bằng cho biết họ đã phải sửa đổi hàng chục nghìn hợp đồng thuê trong vài tháng vừa qua, cùng với việc trì hoãn thời gian thanh toán hoặc giảm giá hoặc chấp nhận nhiều điều khoản nhượng bộ khác nhau. Tuy nhiên, đối với một số khách thuê, các cuộc đàm phán vẫn đi vào bế tắc và chủ sở hữu không có giải pháp nào khác ngoài việc đệ đơn kiện lên tòa án.

Derek Waltchack tới từ Shannon Waltchack, một chủ sở hữu có mặt bằng bán lẻ chủ yếu ở Birmingham, Alabama với hơn 400 khách thuê và 64 bất động sản, cho biết: “Việc đệ đơn kiện là một giải pháp không hay ho gì nhưng lại cần thiết để đảm bảo thực hiện hợp đồng cho thuê. Chúng tôi cũng cần nguồn thu ổn định từ khách thuê mới thay vì phải chấp nhận cho các khách thuê hiện tại trì hoãn việc thanh toán”.

Ông Waltchack nói rằng công ty của ông đã thực hiện các biện pháp hợp lệ để khách thuê trả tiền, phần lớn là đối với các quán bar và địa điểm ăn uống. Ông cho biết hầu như tất cả khách thuê sau đó đều sẽ thanh toán dù là tương đối muộn để tránh bị trục xuất.

Tại Minneapolis, Eric Ruzicka từ công ty luật Dorsey & Whitney LLP, cho biết đơn vị này đã bắt đầu đệ trình 30 hồ sơ trục xuất đối với khách thuê văn phòng, cùng với các cửa hàng ăn uống, khu vui chơi dành cho thanh niên, và cửa hàng kinh doanh trang phục cưới.

Ông Ruzicka hy vọng hầu hết các trường hợp sẽ được các bên dàn xếp ổn thỏa trước khi phải đưa ra tòa. Tính đến nay, chỉ có một nhà hàng là đã ấn định ngày dọn đi vào cuối tháng Chín.

Ông nói thêm: “Chủ sở hữu muốn xác định xem những khách thuê nào có khả năng phát triển vượt lên và những người nào đang gặp khó khăn. Nếu hai bên có mối quan hệ tốt đẹp trước khi dịch bệnh diễn ra, thì họ sẽ dễ dàng cứu vãn mọi chuyện hơn”.

  • Lý do khiến thị trường nhà đất đứng vững trong đại dịch?

    Lý do khiến thị trường nhà đất đứng vững trong đại dịch?

    CafeLand - Mặc dù có những khó khăn nhưng đại dịch Covid-19 không thể làm thị trường nhà ở tại Mỹ diễn biến tiêu cực. Nguyên nhân là do lãi suất thế chấp đang ở mức thấp nhất lịch sử cùng với sự thay đổi trong thói quen cách mọi người sử dụng nhà ở.

Lam Vy (WSJ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.