Theo Cổng TTĐT Bình Dương, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.HCM) đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua.
Trên cơ sở đó, ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Dự án có điểm đầu tại Ga SI (trung tâm Thành phố mới), điểm cuối tại Ga Bến xe Suối Tiên (tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM). Ảnh minh họa
Dự án có điểm đầu tại Ga SI (trung tâm Thành phố mới) thuộc phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; điểm cuối tại Ga Bến xe Suối Tiên (tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM) thuộc phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Chiều dài tuyến dự kiến 29,01km, đi qua 03 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 58 ha.
Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu: đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; tốc độ thiết kế 120 km/h.
Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 46.725 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, bao gồm: Ngân sách địa phương 16.725 tỷ đồng (36%); vốn huy động từ TOD là 30.000 tỷ (64%).
Tiến độ thực hiện từ năm 2025 – 2031.
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.HCM) nhằm hiện thực hóa chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải và hệ thống đường sắt đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, tăng năng lực vận tải, giao thông được thông suốt, an toàn.
Chi tiết hóa tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.HCM) trong các quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trên hành lang khu vực dự án.
Kết nối, phát triển các khu đô thị lớn giữa trung tâm Thành phố mới Bình Dương với TP.HCM. Xây dựng tuyến đường sắt nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với nhiều ưu điểm hơn các phương thức vận tải khác, là khối lượng chuyên chở lớn, an toàn, nhanh và chính xác về thời gian, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên hành lang trung tâm tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực dự án đi qua nói riêng.
-
Chính thức: Bình Dương chọn làm đường sắt đô thị đi trên cao nối TP.HCM
Dự án đường sắt đô thị số 2 TP Thủ Dầu Một - TP.HCM dài gần 22km, có hai phương án là đi trên cao và đi ngầm. Từ dự kiến nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bình Dương chọn làm đường sắt đô thị trên cao để tiết kiệm hơn 15.000 tỷ đồng.
-
Giao thông Bình Dương sẽ thay đổi thế nào với tuyến metro 56.000 tỷ?
Dự án metro số 1 (TP mới - Suối Tiên) có dài 29km, đi qua 4 thành phố của Bình Dương là Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An với tổng đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng.






-
Ga tàu, cầu đường sắt, ray metro… sẽ được tính khấu hao từ 23/8
Từ ngày 23/8/2025, toàn bộ hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị sẽ chính thức được tính hao mòn, xác định giá trị còn lại và kê khai như tài sản cố định, theo Thông tư số 75/2025/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành....
-
Đề xuất làm metro nhanh nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất
Chuyên gia enCity cho rằng việc xây dựng tuyến metro nhanh nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có thể rút ngắn thời gian di chuyển còn 30-40 phút, thay vì 1,5-5 giờ như hiện nay.
-
Hà Nội tăng giá vé các tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội từ ngày 1/8
Hà Nội sẽ điều chỉnh giá vé đối với hai tuyến metro quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị, bao gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.