Dữ liệu được Asia Financial tổng hợp cho thấy tổng giá trị các khoản đầu tư vào lĩnh vực khách sạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quý I/2022 đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 12,1 tỷ USD.
Điều này được thúc đẩy bởi việc các quốc gia trong khu vực đã mở lại những chặng bay quốc tế, đón khách nước ngoài cũng như việc một số thành phố ở Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội.
Công ty dịch vụ tư vấn bất động sản toàn cầu CBRE cho biết một loạt nhà đầu tư, từ ủy thác đầu tư bất động sản đến các văn phòng tư nhân, và số lượng ngày càng tăng của các quỹ đầu tư tư nhân, đang bắt đầu tăng cường tìm kiếm tài sản khách sạn để đáp ứng yêu cầu của khách du lịch khi mùa hè đang đến.
Trong khi đó, một số người vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược thay đổi mục đích sử dụng, biến các khách sạn có lưu lượng khách ít thành không gian văn phòng hoặc nơi lưu trú ngắn hạn, những xu hướng đã nổi lên trong hai năm qua.
Steve Carroll, người đứng đầu bộ phận khách sạn và nghỉ dưỡng tại CBRE chi nhánh châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Khách sạn là một trong những lĩnh vực có tiềm năng hưởng lợi lớn nhất khi biên giới các quốc gia được mở cửa trở lại. Lĩnh vực này mang lại lợi suất hấp dẫn được điều chỉnh theo rủi ro và có các cơ hội tái định vị tài sản”.
Đặc biệt, vốn đầu tư xuyên quốc gia đã bắt đầu tăng trở lại trong quý đầu tiên trong năm nay. Ông Steve Carroll cho biết các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực, đặc biệt là ở thị trường Hong Kong, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời cũng là nơi đã phải chịu đựng thiệt hại nặng nề bởi ảnh hưởng của dịch bệnh trong suốt hai năm qua.
“Trong vòng 6 tháng qua, các quỹ nước ngoài đã mua lại nhiều khách sạn nổi tiếng ở Hong Kong, chẳng hạn như Butterfly on Prat, Hotel sáv Hong Kong và Travelodge Central Hollywood Road, với kế hoạch kết hợp các yếu tố nhà ở cho sinh viên hoặc co-living trong quá trình tái phát triển”, ông Steve Caroll cho biết, đề cập tới ba khách sạn tầm trung nổi tiếng tại thị trường này.
Khách du lịch Trung Quốc là một trong những nguồn lực chính thúc đẩy thị trường khách sạn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ tính riêng tại Hong Kong, khách du lịch Trung Quốc đã chiếm tới 80% lượng khách vào năm 2019.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn do chính phủ nước này vẫn đang thực hiện các chính sách giãn cách xã hội. Vì vậy, khi các lệnh giãn cách này được gỡ bỏ và khách du lịch Trung Quốc được xuất cảnh, ngành khách sạn có thể còn được hưởng lợi nhiều hơn.
Giá trị các tài sản khách sạn cũng đang dần tăng trở lại sau hai năm bị bán tháo, theo các chuyên gia. Theo khảo sát của CBRE, tỷ lệ các nhà đầu tư kỳ vọng mua tài sản khách sạn với giá khấu đã giảm từ 99% vào năm 2021 xuống còn 78% trong giai đoạn đầu năm nay, cho thấy sự cải thiện đáng kể về giá trị các khách sạn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
-
Evergrande đón tin vui: Các trái chủ đồng ý hoãn thời hạn thanh toán lãi vay trái phiếu thêm 6 tháng
Các chủ nợ của “bom nợ” lớn nhất Trung Quốc, China Evergrande Group đã đồng ý hoãn thời hạn trả lãi cho các khoản vay trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trong 6 tháng, qua đó giúp nhà phát triển bất động sản này có thêm thời gian để vượt qua cuộc khủng hoảng thanh khoản.
-
Bất động sản châu Á Thái Bình Dương hút dòng vốn 40,8 tỷ USD
Theo báo cáo JLL Capital Tracker quý 1/2022, 40,8 tỷ USD vốn được triển khai thông qua đầu tư bất động sản trực tiếp vào khu vực bất động sản Châu Á Thái Bình Dương trong quý.
-
Bất động sản châu Á – Thái Bình Dương còn nhiều dư địa phát triển
Bất chấp những khó khăn dai dẳng mà ngành bất động sản toàn cầu phải đối mặt do Covid-19 và bất ổn địa chính trị, thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....