Khối lượng đầu tư tăng rõ rệt nhất ở Singapore, Hàn Quốc và Úc. Bán lẻ và văn phòng là hai lĩnh vực hoạt động sôi nổi trong khi logistics và công nghiệp có mức tăng trưởng trung bình ở mức 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, bất động sản thương mại Singapore ghi nhận đà tăng trưởng đầu tư lớn nhất trong khu vực, mức tăng là 134% so với cùng kỳ năm ngoái. Giao dịch chủ yếu đến từ khối văn phòng và mặt bằng bán lẻ.
Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận khối lượng đầu tư tăng trưởng 89% so với cùng kỳ năm ngoái lên 8,2 tỷ USD nhờ danh mục đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực văn phòng, bán lẻ, logistics và công nghiệp.
Trong khi đó, Úc công bố mức tăng trưởng đầu tư hàng năm lớn thứ ba với mức tăng 49% khi các nhà đầu tư triển khai 4,7 tỷ USD vốn vào thị trường này, tập trung vào khối văn phòng.
Nhật Bản vẫn là thị trường đầu tư lớn nhất của khu vực với khối lượng đầu tư đạt 8,5 tỷ USD, mặc dù đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái 26%. Trung Quốc với khối lượng giao dịch trong quý 1 là 8,3 tỷ USD.
40,8 tỷ USD vốn được triển khai thông qua đầu tư bất động sản trực tiếp vào khu vực bất động sản Châu Á Thái Bình Dương trong quý.
Khu vực bán lẻ châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong quý 1/2022 với các khoản đầu tư tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 8 tỷ USD vốn đã được triển khai vào các tài sản bán lẻ trong quý khi lượng khách hàng đã quay trở lại sau việc nới lỏng các chính sách quản lý đại dịch ở hầu hết các thị trường.
Văn phòng vẫn là lĩnh vực phổ biến nhất ở châu Á Thái Bình Dương tính theo tổng khối lượng, lĩnh vực này đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và kết thúc quý 1 với 17,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp.
Các giao dịch đáng chú ý bao gồm AlphaDom City Alpharium Tower (846 triệu USD) ở Hàn Quốc, Cross Street Exchange (600 triệu USD) ở Singapore và Darling Quarter (453 triệu USD cho 50% cổ phần) ở Úc, điều này thể hiện rõ sự lạc quan của các nhà đầu tư.
Trong khi dòng vốn đổ vào lĩnh vực thương mại và văn phòng tăng ấn tượng thì hoạt động lĩnh vực logistics và công nghiệp tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình này chỉ thu về 8,3 tỷ USD vốn được triển khai trong quý 1.
Sự vắng mặt của các thương vụ danh mục đầu tư lớn cũng như số lượng giao dịch hạn chế đã làm mức độ tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực này chậm hơn, dù nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà đầu tư. Các giao dịch đáng chú ý bao gồm việc bán DLJ Greater Shanghai Portfolio (717 triệu USD) ở Trung Quốc.
“Các giao dịch khách sạn vẫn ổn định, đạt mức 3,1 tỷ USD khi ngày càng có nhiều khách sạn được bán lại với các nhà đầu tư cố gắng mua với giá hời hoặc chuyển đổi các khách sạn có hiệu suất kém thành các sản phẩm phục vụ sinh hoạt”, JLL cho biết và dự kiến lĩnh vực này sẽ phục hồi hơn nữa vào năm 2022, dự báo giao dịch đạt 10,7 tỷ USD cho cả năm với mức tăng 15% vào năm 2021.
Pamela Ambler, Giám đốc bộ phận chiến lược và trí tuệ nhà đầu tư châu Á Thái Bình Dương JLL dự báo trong các tháng tới, động lực sẽ chuyển sang logistics và công nghiệp khi nguồn cung xuất hiện trên thị trường và các quỹ sẽ ngày càng tập trung vào các lĩnh vực có khả năng phục hồi thu nhập.
-
Việt Nam lọt top 3 thị trường bất động sản châu Á hưởng lợi từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu
Một số thay đổi trong môi trường kinh tế và kinh doanh đã khiến Trung Quốc dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, theo báo cáo mới nhất của công ty bất động sản Savills.