Một người đàn ông đi ngang qua các tòa nhà dân cư chưa hoàn thiện do China Evergrande phát triển ở ngoại ô Thạch Gia Trang trong tháng này. Ảnh: Reuters
Trên khắp Trung Quốc, giá nhà đang giảm mạnh, các nhà phát triển bất động sản tuyên bố phá sản và nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của bất động sản như một khoản đầu tư lâu dài. Cuộc khủng hoảng đang kéo giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và khiến các nhà đầu tư toàn thế giới thấp thỏm.
Để ứng phó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đề ra chiến lược mới, tăng cường vai trò của nhà nước trong chính sách nhà ở trên thị trường vốn do tư nhân thống trị. Các cố vấn chính sách tham gia vào những cuộc thảo luận gần đây của chính phủ cho hay chiến lược này dựa trên nền tảng là hai chương trình lớn. Một là nhà nước sẽ mua lại các dự án bất động sản tư nhân đang gặp khó khăn và chuyển chúng thành nhà cho thuê hoặc bán lại. Biện pháp còn lại kêu gọi chính phủ xây dựng thêm nhà ở xã hội cho các gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Mục tiêu là tăng tỷ lệ nhà ở do nhà nước xây dựng để cho thuê hoặc bán với giá rẻ, với những điều kiện nghiêm ngặt, lên ít nhất 30% nguồn cung nhà ở của Trung Quốc, từ mức 5% hiện nay.
Chi phí cho các kế hoạch này sẽ rất lớn, có thể lên tới 280 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm tới, với mức tổng khoảng 1,4 nghìn tỷ USD. Chúng phù hợp với nỗ lực lớn hơn của Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây nhằm mở rộng quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và kiềm chế khu vực tư nhân, giới quan sát đánh giá.
Theo một cuộc họp tháng 12 do ông Tập chủ trì, việc đẩy nhanh việc tạo ra cái mà các quan chức gọi là “mô hình mới” cho lĩnh vực bất động sản là mục tiêu hàng đầu cho năm 2024. Theo báo cáo chính thức của cuộc họp, mô hình này phải tập trung đáng kể vào nhà ở giá rẻ do nhà nước cung cấp.
Hồ sơ của chính phủ tiết lộ rằng sáu triệu đơn vị nhà ở giá rẻ ban đầu được lên kế hoạch bổ sung trong vòng 5 năm tới.
Để bắt đầu cách tiếp cận này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phân bổ 500 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 70 tỷ USD, để tài trợ lãi suất thấp cho các ngân hàng chính sách. Một số sáng kiến nhận được tài trợ từ nguồn đó đã được tiến hành.
Các chuyên gia chính sách tin rằng ông Tập nhấn mạnh rằng bất động sản - vốn từ lâu đã là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và chiếm khoảng 25% GDP - sẽ không nên đóng một vai trò lớn quá mức như vậy trong tương lai.
Theo ông Tập, hệ thống tài chính trở nên dễ bị tổn thương hơn do cho vay quá mức để đầu cơ bất động sản, từ đó làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo và lấy đi nguồn lực từ cái mà ông gọi là “nền kinh tế thực” - các lĩnh vực như sản xuất và công nghệ cao mà ông tin rằng đây là lĩnh vục quan trọng mà Trung Quốc có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ được đưa trở lại cội nguồn ở một số khía cạnh nhất định theo đề xuất của ông Tập. Trở lại thời Mao Trạch Đông, khi đảng còn nắm quyền điều hành nền kinh tế, hầu hết người dân Trung Quốc đều sống trong những ngôi nhà được cấp bởi nhà nước.
Khi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu tự do hóa thị trường vào cuối những năm 1990, họ đã có một kế hoạch gồm hai hướng: một số sẽ sống trong những ngôi nhà do tư nhân xây dựng, trong khi những người khác sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ.
China Evergrande và các nhà phát triển tư nhân khác đã phát triển nhanh chóng và thống trị thị trường trong những thập kỷ sau đó. Ngược lại với khoảng 66% hộ gia đình Mỹ sở hữu nhà riêng, hiện nay hơn 90% hộ gia đình Trung Quốc đã làm như vậy.
Trung Quốc trở nên rất giàu có khi cơ cấu sở hữu chuyển sang sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, ông Tập và các nhà chức trách hàng đầu khác đã thất vọng vì đất nước đã đi quá xa khỏi nguồn gốc và sự mở rộng nhanh chóng của thị trường đã gây ra bong bóng nợ, khiến nhiều gia đình trẻ phải trả giá.
-
Bất động sản Trung Quốc cần chiến lược quản lý suy thoái trong trung hạn
Việc tăng tốc giải quyết các trường hợp nhà phát triển gặp khó khăn và đưa ra nhiều chính sách hợp lý sẽ giúp tạo thuận lợi cho ngành bất động sản Trung Quốc hướng tới một vai trò nhỏ hơn nhưng bền vững hơn trong nền kinh tế.
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...