Là một phần trong đánh giá, Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) đang xem xét cách các ngân hàng tiếp cận sổ sách cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản để tìm hiểu xem các quyết định cho vay đó có được thực hiện theo đúng quy định hay không.
Mục đích của đánh giá là để đo lường mức độ rủi ro đối với hệ thống tài chính từ sự hỗn loạn đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản trong nước, hai trong số các nguồn tin cho biết. Hiện vẫn chưa rõ cơ quan quản lý có thể thực hiện hành động nào sau cuộc điều tra.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tránh được đà sụt giảm trong quý II do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 cũng như việc lĩnh vực bất động sản lao dốc đã gây tổn hại nặng nề đến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Dữ liệu trong tháng 7 đã chỉ ra những diễn biến xấu đi trên thị trường nhà ở và xây dựng.
Cuộc thăm dò mới nhất được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng ổn định lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm 1/4 nền kinh tế Trung Quốc, sau một chuỗi các vụ vỡ nợ giữa các chủ đầu tư về việc hoàn trả các khoản vay trái phiếu cũng như doanh số bán nhà sụt giảm.
Cuộc điều tra nhấn mạnh những thách thức đối với Bắc Kinh trong nỗ lực khuyến khích các ngân hàng mở rộng các khoản vay mới cho các nhà phát triển có năng lực, đồng thời quản lý rủi ro cho vay.
Các khoản cho vay bất động sản chiếm 25,7% tổng tín dụng ngành ngân hàng ở Trung Quốc tính đến cuối tháng 6, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương. Lũy kế nửa đầu năm 2022, tổng dư nợ của ngành ngân hàng Trung Quốc là 206 nghìn tỷ nhân dân tệ (30,3 nghìn tỷ USD).
Trong khi các ngân hàng Trung Quốc tiếp xúc nhiều với các nhà phát triển và người mua nhà trong nước, các công ty cho vay nước ngoài như HSBC Holdings và Standard Chartered cũng cho nhiều công ty bất động sản vay vốn.
Reuters hiện chưa thể xác định liệu HSBC và StanChart, hai trong số các ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc, có phải là một phần của cuộc điều tra mới nhất hay không. Phía HSBC và StanChart đã từ chối bình luận.
Cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây sau khi ngày càng nhiều người mua nhà đe dọa ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp cho các dự án bất động sản bị đình trệ, qua đó làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhà ở tại thị trường tỷ dân này.
CBIRC cũng đang yêu cầu một số nhà phát triển cung cấp thông tin chi tiết về lượng tiền mặt của họ và nguồn tiền để trả nợ, một nguồn tin ngân hàng thứ ba cho biết.
Việc Bắc Kinh đưa ra các quy tắc đòn bẩy cứng rắn đối với các nhà phát triển trong những năm gần đây đã dẫn đến các vấn đề về dòng tiền đối với nhiều doanh nghiệp, qua đó đã khiến nhiều ông lớn trong ngành rơi vào cảnh vỡ nợ.
"Cơ quan quản lý muốn biết cách điều chỉnh chính sách và đánh giá rủi ro", một nhân viên ngân hàng tại một công ty cho vay nước ngoài, người đã được yêu cầu cung cấp các tài liệu cho vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản trong vài tuần qua cho biết.
Cuộc điều tra rất chi tiết và các nhân viên cho vay đang được yêu cầu phải cung cấp thông tin nhiều lần, đôi khi kéo dài nhiều tuần để có thêm tài liệu về việc cho vay đối với các nhà phát triển cụ thể, hai trong số các nguồn tin cho biết.
Rủi ro về tình trạng gia tăng vỡ nợ thế chấp khiến nguy cơ gây hại ro cho các ngân hàng và nhà phát triển bất động sản ngày càng rõ. "Rủi ro về các khoản nợ xấu mới sẽ vẫn là mối đe dọa đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng", cơ quan xếp hạng Moody's cho biết.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Trung Quốc ở mức 1,67% vào cuối tháng 6, giảm so với mức 1,73% vào đầu năm nay, theo số liệu của CBIRC, mặc dù nhiều nhà phân tích cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều.
Các khoản cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 7 trong khi tăng trưởng tín dụng trên diện rộng chậm lại do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, lo lắng về việc làm và khủng hoảng bất động sản, khiến các công ty và người tiêu dùng cảnh giác với việc gánh thêm nợ.
-
Thị trường bất động sản tại các quốc gia mới nổi có nguy cơ nối gót Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc, chính phủ của nhiều quốc gia mới nổi cũng đang phải vật lộn để duy trì thế cân bằng giữa thị trường bất động sản và nền kinh tế vĩ mô đang suy thoái do đại dịch.
-
Suy thoái nhà đất “thổi bay” 90 tỷ USD giá trị thị trường các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến ít nhất 90 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu “bốc hơi” trong năm nay. Khi thị trường nhà đất vẫn bất ổn và cuộc khủng hoảng nợ ngày càng kéo dài, con số này thậm chí có thể tăng lên.
-
Sắp hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc, Lotte sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh ở Việt Nam?
Tại TPHCM, Tập đoàn Lotte dự kiến xây dựng một khu phức hợp lớn mang tên Eco Smart City, quy mô gấp 1,5 lần trung tâm hội nghị và triển lãm COEX tại Samseong-dong, quận Gangnam, Seoul. Tại Hồ Tây, Hà Nội, công ty sẽ hoàn thành việc xây dựng Lotte Mall Hà Nội vào năm 2023.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...