Ngày 16/10, Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP HCM đã có báo cáo thẩm định dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP HCM.
Theo đó, Hội đồng thẩm định Bảng giá đất TP.HCM đã thống nhất theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP tại Tờ trình số 10487, ý kiến của tổ giúp việc Hội đồng và dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020.
Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ, thủ tục trình UBND TP.HCM xem xét, quyết định.
Thời gian áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2025.
Theo tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, giá đất ở đô thị cao nhất của Thành phố là 687,2 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường trung tâm Thành phố như Đồng Khởi, Lê Lợi… (quận 1). So với dự thảo bảng giá đất trước đây (810 triệu đồng/m2), giá đất được chốt đã giảm 122,8 triệu đồng/m2, nhưng cũng tăng 4,2 lần so với bảng giá hiện hành.
Tại các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ và Củ Chi, giá đất dự kiến điều chỉnh tăng cao, nhưng so với dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trước đây đã giảm mạnh. Chẳng hạn, giá đất tại đường Song hành quốc lộ 22 (Đoạn Nguyễn Ảnh Thủ đến Lý Thường Kiệt) - nơi tăng 51 lần trong dự thảo cũ, thì nay đã điều chỉnh giảm còn 23 lần.
Đối với giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ bao gồm: đất khu công nghiệp, khu chế xuất, công viên phần mềm Quang Trung, cụm công nghiệp, khoáng sản; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào các mục đích công cộng… sẽ có mức giá theo từng quận, huyện.
Cụ thể, tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận tính bằng 50% so với giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ. Tại các quận 7, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, TP. Thủ Đức tính bằng 60% so với giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ.
Tại các huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ tính bằng 75% so với giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ.
Theo Hội đồng thẩm định, tại các tờ trình trước đây, Sở Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng dữ liệu giá đất nông nghiệp tính bồi thường trên địa bàn TP để đề xuất giá đất nông nghiệp là chưa phản ánh đầy đủ giá đất nông nghiệp thuần túy cho hoạt động trồng trọt, sản xuất.
Nay tại Tờ trình số 10487, Sở đã xây dựng bảng giá đất đối với đất nông nghiệp trên cơ sở giá đất nông nghiệp quy định tại Quyết định 02/2020 nhân với hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) theo Quyết định số 56/2023 nhằm đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là phù hợp.
Trong đó, khu vực 1 nhân hệ số K 2,7 lần. Khu vực 2 nhân hệ số K 2,6 lần. Khu vực 3 nhân hệ số K 2,5 lần.
Điều này cũng không ảnh hưởng đến trường hợp Nhà nước thu hồi đất, vì khi đó người bị thu hồi đất sẽ được xác định giá đất cụ thể theo giá thị trường để tính bồi thường.
-
Bộ TN&MT: Có thể giữ nguyên bảng giá đất nếu không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa họp với 21 tỉnh, TP về việc triển khai điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất tại quận có đại đô thị lớn nhất phía Tây Hà Nội
Với quyết định mới, tuyến đường đắt nhất tại quận này sẽ có giá gần 140 triệu đồng/m2.
-
Điều chỉnh bảng giá đất Bình Dương, cao nhất 52,1 triệu đồng/m2
Đối với đất ở đô thị, các tuyến đường loại I ở vị trí 1 của TP Thủ Dầu Một có giá đất cao nhất là 52,1 triệu đồng/m2. Mức giá mới này tăng gần 38% so với bảng giá đất cũ.
-
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, áp dụng đến hết năm 2025
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến bảng giá đất tại Thủ đô. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025....