Để có phương án xử lý giải quyết một số khó khăn, vướng mắc theo báo cáo của các địa phương, Bộ TN&MT đã tổ chức cuộc họp để thống nhất việc thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết thời gian qua, Bộ TN&MT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Tuy nhiên tiến độ ban hành Văn bản của địa phương còn chậm do Luật Đất đai đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương nên số lượng các nội dung giao cho địa phương quy định nhiều, trong khi các địa phương đều hạn chế về nguồn nhân lực, thời gian, kinh nghiệm…
Do đó Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo các địa phương cần tập trung chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng và ban hành các Văn bản theo thẩm quyền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về khó khăn, lúng túng trong việc triển khai điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Lê Minh Ngân khẳng định đây là quy định chuyển tiếp để xử lý cho các địa phương trong quá trình từ khi Luật có hiệu lực tới ngày 1/1/2026 (ngày Bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực).
Thứ trưởng cho biết theo Điều 257 của Luật này, Bảng giá đất hiện tại (theo Luật Đất đai 2013) vẫn được dùng đến hết năm 2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương
Thứ trưởng cho rằng, việc điều chỉnh Bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND. Do đó, nếu các địa phương thấy bảng giá trên địa bàn đang ổn định, áp dụng tốt, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội thì có thể giữ nguyên.
Nếu cần thiết phải điều chỉnh giá đất tại một số vị trí, đối tượng, loại đất, hoặc điều chỉnh tổng thể Bảng giá đất thì điều chỉnh nhưng phải đảm bảo trình tự, thủ tục của Nghị định 71 và quy định của Luật Đất đai 2024.
Về xác định giá khởi điểm đất đấu giá, Luật Đất đai quy định đối với khu vực đã được đầu tư xây dựng hạ tầng thì áp dụng bảng giá đất để xác định giá đất khởi điểm, nhưng khi địa phương xây dựng hạ tầng khu đấu giá thấy vị trí khu vực trong bảng giá còn đất thấp, không phù hợp thì có thể điều chỉnh cục bộ.
Nếu không điều chỉnh bảng giá đất sẽ dẫn tới hiện tượng lợi dụng như: đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao, thổi giá và bán lại ngay để thu lợi hoặc tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.
Thậm chí sau khi đấu giá một số đối tượng chưa nộp tiền sử dụng đất đúng thời hạn theo quy chế đấu giá, bỏ cọc… Do đó, các địa phương phải cẩn thận khi xây dựng phương án đấu giá đất.
Thứ trưởng cho rằng, các địa phương có thể quy định rút ngắn thời gian thu tiền sử dụng đất, hoặc quy định đối tượng tham gia đấu giá như thế nào, quy định phương thức nộp tiền, đặt cọc… theo các quy định pháp luật để hạn chế bỏ cọc trong đấu giá đất.
-
Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo khẩn liên quan việc điều chỉnh bảng giá đất
Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh hồ sơ kèm dự thảo trình Ban Chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất cho ý kiến đối với bảng giá đất sửa đổi, bổ sung, trình UBND TP.HCM trước 14 giờ ngày 16/10.
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất tại quận có đại đô thị lớn nhất phía Tây Hà Nội
Với quyết định mới, tuyến đường đắt nhất tại quận này sẽ có giá gần 140 triệu đồng/m2.
-
Điều chỉnh bảng giá đất Bình Dương, cao nhất 52,1 triệu đồng/m2
Đối với đất ở đô thị, các tuyến đường loại I ở vị trí 1 của TP Thủ Dầu Một có giá đất cao nhất là 52,1 triệu đồng/m2. Mức giá mới này tăng gần 38% so với bảng giá đất cũ.
-
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, áp dụng đến hết năm 2025
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến bảng giá đất tại Thủ đô. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2025....