Phối cảnh cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn.
Công trình có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, được tài trợ toàn bộ bởi Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2026. Dù mục tiêu hoàn thiện trong 1 năm, dự án đã được đẩy nhanh tiến độ, khởi công sớm hơn một tháng so với kế hoạch.
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được đánh giá là công trình mang tính biểu tượng của thành phố, không chỉ về mặt kiến trúc mà còn trong ý nghĩa gắn kết cộng đồng và phát triển không gian công cộng. Cây cầu sở hữu vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm TP.HCM, góp phần mở rộng kết nối đô thị giữa hai bờ sông.
Đặc biệt, kiến trúc cầu được thiết kế theo hình dáng chiếc lá dừa nước là hình ảnh thân thuộc của vùng đất Nam Bộ, vừa mang tính truyền thống, vừa hiện đại. Phương án thiết kế này được lựa chọn thông qua cuộc thi tuyển kiến trúc quốc tế do UBND TP.HCM tổ chức, với sự hỗ trợ của Công ty CP đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Đơn vị thiết kế là Liên danh Chodai – Takashi Niwa – Chodai Kisojiban Việt Nam.
Công trình có chiều dài khoảng 261m, với nhịp chính là vòm treo dây văng dài khoảng 187m, dầm bằng thép. Mặt cắt ngang của cầu chính có chiều rộng thay đổi 7-11m. Phía Quận 1, cầu dẫn và ram dốc dài khoảng 285m, rộng 6m, sử dụng dầm bê tông cốt thép.
Bên phía TP.Thủ Đức, cầu dẫn và ram dốc có hai nhánh, nhánh 1 dài 290m, rộng 6m, nhánh 2 dài 165m, đều sử dụng kết hợp dầm thép và bê tông cốt thép. Tổng mức đầu tư là 996,9 tỉ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Ngoài cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, TP.HCM đang chuẩn bị triển khai nhiều dự án cầu lớn nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông như cầu Thủ Thiêm, kết nối khu đô thị Thủ Thiêm với quận 7, góp phần giảm tải giao thông trên cầu Phú Mỹ. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 5.300 tỉ đồng và sẽ khởi công vào năm 2025.
Cầu Cần Giờ liên kết trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ, thay thế phà Bình Khánh hiện tại. Với chiều dài 3,4 km và vốn đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng, cầu Cần Giờ được kỳ vọng sẽ phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ.
Cầu Bình Quới - Rạch Chiếc kết nối khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Bình Thạnh) với TP.Thủ Đức, nhằm thúc đẩy phát triển khu vực phía Đông TP.HCM…
-
Cận cảnh khu vực sẽ xây dựng cầu đi bộ nối Thủ Thiêm với trung tâm TP.HCM
Khu vực dọc bờ sông Sài Gòn phía khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) đang được TP.HCM triển khai các dự án chỉnh trang, cải tạo. Đặc biệt, thành phố đã duyệt phương án xây dựng cầu đi bộ nối Thủ Thiêm với trung tâm quận 1.
-
TP.HCM chốt phương án thiết kế cầu đi bộ nối trung tâm quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm
Cầu bộ hành vượt sông Sài Gòn nối từ quận 1 sang Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) sẽ có hình dạng lá dừa nước. Phương án thiết kế này phù hợp với cảnh quan khu vực, độc đáo, không trùng lặp hứa hẹn là điểm nhấn thu hút người dân, du khách đến với TP.HCM.
-
Vì sao xây cầu đi bộ nối Nguyễn Huệ - Bến Bạch Đằng khả thi hơn hầm chui?
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đánh giá phương án xây hầm chui nối xây cầu đi bộ nối đường Nguyễn Huệ qua bến Bạch Đằng sẽ khó triển khai hơn so với xây cầu trên cao vì khả năng cao sẽ vướng với các công trình ngầm đã được phê duyệt trong quy hoạch.








-
Cận cảnh dự án ở “đất vàng” Thủ Thiêm vừa được duyệt giá đất hơn 16.000 tỷ đồng
Dự án Lotte Eco Smart City tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, TP.HCM được khởi công từ tháng 9/2022.
-
Đạt Phương thế chấp cổ phần loạt công ty con, rót thêm vốn vào dự án kính siêu trắng nghìn tỷ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (mã DPG) vừa công bố hàng loạt nghị quyết quan trọng của Hội đồng Quản trị, liên quan đến việc thế chấp cổ phần tại các công ty con và bảo lãnh tín dụng cho Công ty Cổ phần Kính Đạt Phương (DPGlass), nhằm phục vụ d...
-
Chỉ trong 4 ngày đầu tháng 7, TP.HCM mới tiếp nhận hàng chục nghìn hồ sơ đất đai
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM, tính đến ngày 5/7, các phường, xã, đặc khu của TP.HCM tiếp nhận 11.581 hồ sơ cấp sổ hồng lần đầu và các hồ sơ đất đai khác. Trong đó gần 1.000 hồ sơ trực tuyến và 4 hồ sơ đất đai phi địa giới....