Hình dáng cầu đi bộ nối quận 1 với Khu đô thị Thủ Thiêm
UBND TP.HCM vừa quyết định phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn.
Theo đó, thiết kế được chọn có hình tượng lá dừa nước, do Liên danh Chodai Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam thực hiện.
Phương án trên được đánh giá giúp tối ưu hệ thống cột dưới lòng sông Sài Gòn, đưa hệ cột vào gần bờ tạo tĩnh không dưới nước lớn, tránh va đập tốt.
Thiết kế này cũng giúp mặt cầu thông thoáng, phù hợp thiết kế ở quảng trường trung tâm Thủ Thiêm, mở tầm nhìn cho người đi bộ trên công trình.
Vị trí xây dựng cầu bộ hành sẽ nằm giữa cầu Ba Son và hầm sông Sài gòn kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức với quận 1.
Phía quận 1, chân cầu dự kiến tại khu vực công viên bến Bạch Đằng, gần phố Nguyễn Huệ. Bên Thủ Thiêm, chân cầu nằm tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A - phía nam Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm.
Cầu đi bộ sau khi hoàn thành sẽ chỉ dành cho người đi bộ và phương tiện hỗ trợ người khuyết tật; cấm các hình thức buôn bán, kinh doanh...
Trước đó, UBND TP.HCM cho biết, trong thời gian tới, thành phố lên kế hoạch cải tạo bờ sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm (đối diện với công viên Bạch Đằng, phía quận 1) với chiều dài khoảng 830m.
Theo đó, đoạn bờ sông Sài Gòn này sẽ được dọn dẹp sạch sẽ và trồng thêm các hàng tre trúc, nhiều loại cây thủy sinh để tăng thẩm mỹ cho khu vực. Việc nâng cấp các cầu tàu cũ cũng được làm song song đó.
Gần bờ, một số công trình như đu quay đứng, trụ trang trí và cây cảnh cũng sẽ được lắp đặt để tạo ra một không gian thu hút và hoàn thiện đường ven sông.
-
Có gì trên đoạn bờ sông Sài Gòn phía khu đô thị Thủ Thiêm sắp được chỉnh trang?
Cùng nằm dọc sông Sài Gòn, trong khi bờ phía bên quận 1 khang trang, sạch đẹp thì bờ đối diện phía khu đô thị Thủ Thiêm vẫn nhếch nhác suốt nhiều năm qua. Mới đây, TP.HCM đề xuất chỉnh trang đoạn từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm để hoàn thiện cảnh quan đô thị, tạo thêm không gian vui chơi, giải trí cho người dân, du khách.








-
Sau sáp nhập, TP.HCM có 3 trung tâm hành chính – chính trị
TP.HCM sẽ có tới ba trung tâm hành chính – chính trị đặt tại ba khu vực khác nhau, nếu đề án sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP.HCM được thông qua.
-
Tin vui cho người dân quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh
Người dân các khu vực quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh sắp được hưởng lợi lớn từ cây cầu gần 6.300 tỉ đồng. Đây là tuyến giao thông chiến lược nối liền trung tâm TP.HCM với khu Nam sẽ chính thức khởi công vào đầu năm 2026, giúp giảm kẹt xe, rút ngắ...
-
Danh sách 102 phường mới tại TP HCM
Dự kiến TP.HCM sau sắp xếp đơn vị hành chính còn 102 phường, xã. TP.HCM sẽ có phường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.