CBRE đã điều chỉnh dự báo cả năm về khối lượng đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương xuống mức giảm 15%, trước khi bắt đầu phục hồi vào nửa đầu năm 2024.
Bất chấp bối cảnh kinh doanh tồn đọng nhiều thách thức, các nhà đầu tư vẫn có thể nắm bắt các cơ hội đầu tư theo chu kỳ vì lợi suất sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2023, trong đó Úc và Nhật Bản dự kiến là hai thị trường chứng kiến mức tăng lợi suất lớn nhất. Ngoài ra, thị trường cũng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thị trường Hàn Quốc nhờ việc giảm chi phí tài chính.
Ông Henry Chin, Trưởng bộ phận Lãnh đạo Tư tưởng Nhà đầu tư Toàn cầu cho biết tại CBRE phụ trách thị trường châu Á – Thái Bình Dương cho biết: "Lập trường vững chắc của các nhà đầu tư đối với việc định giá đã dẫn đến số lượng giao dịch hạn chế. Chúng tôi kỳ vọng tâm lý các nhà đầu tư sẽ cải thiện khi chi phí đi vay bắt đầu ổn định hoặc giảm xuống".
Văn phòng
Lĩnh vực văn phòng cho thuê ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm tới 5% do nhu cầu suy yếu tại thị trường Trung Quốc. Tính đến tháng 3, tỷ lệ sử dụng văn phòng trung bình trong khu vực ở mức khoảng 65%, với tỷ lệ sử dụng văn phòng ở Bắc Á hiện đã trở lại ngang so với mức trước đại dịch.
"Chuyển đổi sang các tòa nhà văn phòng xanh và chất lượng cao sẽ vẫn là xu hướng nổi bật. Với tỷ lệ trống tăng lên mức cao nhất trong 20 năm vào nửa đầu năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm, thị trường sẽ tiếp tục có lợi cho người thuê, vì họ sẽ có nhiều phương án nâng cấp để lựa chọn”, Ada Choi, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Khách thuê Văn phòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của CBRE cho biết.
Bán lẻ
Lĩnh vực mặt bằng bán lẻ vẫn duy trì khả năng phục hồi với nhu cầu tăng lên. Các mặt bằng bán lẻ ở những trung tâm thương mại lớn hoặc các vị trí đắc địa đang dần được lấp đầy.
Hầu hết thị trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi giá thuê mặt bằng bán lẻ ở mức khiêm tốn trong năm nay, dẫn đầu là Hong Kong, Tokyo và Singapore.
Công nghiệp & Hậu cần
Trong lĩnh vực công nghiệp và hậu cần, giá thuê mặt bằng trong khu vực đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn trong nửa đầu năm nay, mặc dù tăng trưởng giá thuê tại các thị trường eo hẹp, cụ thể là Singapore và khu vực Thái Bình Dương, dự kiến sẽ chậm lại.
Khách sạn
Việc khách du lịch Trung Quốc quay trở lại với tốc độ chậm hơn dự kiến tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng của thị trường khách sạn. Tuy vậy, giá thuê phòng hiện tại có dấu hiệu ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 5/2023, lượng khách quốc tế đến các thị trường trọng điểm ở châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc đại lục, đạt khoảng 71% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát.
-
Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản, trong khi Bangkok của Thái Lan từ lâu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam mới là thị trường đang có sự trỗi dậy lớn nhất.
-
Nhu cầu về co-working và trung tâm dữ liệu chiếm ưu thế tại châu Á từ nay đến năm 2028
Không gian làm việc chung (co-working) và trung tâm dữ liệu được dự báo sẽ là hai động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của thị trường bất động sản văn phòng khu vực trong vòng 5 năm tới.
-
Cần bao nhiêu tiền để mua được một căn hộ nghỉ dưỡng tại châu Á?
Châu Á gần như là cái tên đầu tiên xuất hiện khi mọi người nói về các điểm đến để sở hữu một ngôi nhà thứ hai với giá phải chăng. Mặc dù một số thành phố tại đây có giá nhà ngang bằng hoặc thậm chí đắt hơn so với phương Tây, nhưng nhiều địa điểm đẹp khác lại mang đến cho nhà đầu tư những căn hộ với giá rất “mềm”.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.