Thị trường bất động sản văn phòng châu Á - Thái Bình Dương (APAC) hiện đạt quy mô 264 tỷ USD. Mức tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) trong giai đoạn 2023 – 2028 có thể vượt hơn 10% nhờ các động lực chính là co-working và trung tâm dữ liệu.
Thách thức và xu hướng hậu đại dịch
Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường bất động sản văn phòng trong khu vực. Việc đóng cửa các doanh nghiệp và thực hiện các chính sách làm việc tại nhà đã làm giảm nhu cầu về không gian văn phòng truyền thống. Khi nền kinh tế dần hồi phục, thị trường lại hứng chịu quá trình tái định giá sai lệch, nhưng sẽ dần giảm bớt khi đà phục hồi trở lại. Tuy nhiên, những thách thức về cơ cấu do sự thay đổi phong cách và mô hình làm việc của doanh nghiệp vẫn sẽ có tác động tiêu cực lên toàn ngành.
Sau đại dịch, tại các thành phố lớn, việc xây dựng các tòa nhà văn phòng mới ngày càng nhiều và nhu cầu tăng lên đối với các không gian văn phòng cao cấp. Quá trình này đặc biệt mạnh mẽ ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong khu vực.
Hai động lực chính
Co-working
Nhu cầu về không gian văn phòng trong khu vực được thúc đẩy bởi các yếu tố như tính linh hoạt, sự thoải mái và thuận tiện.
Một loạt các ngành, bao gồm CNTT, sản xuất, BFSI (ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm), công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, đều đang tìm kiếm không gian văn phòng đáp ứng các nhu cầu đặc thù của họ. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tìm cách mở rộng sang các khu vực mới hoặc thành lập các văn phòng vệ tinh và từ xa, thúc đẩy nhu cầu với các giải pháp văn phòng linh hoạt.
Các văn phòng hiện đại, được trang bị đầy đủ, tập trung vào phúc lợi của nhân viên đang ngày càng trở nên hấp dẫn và quan trọng đối với những người ra quyết định tại doanh nghiệp, bởi họ hiểu rất rõ rằng người lao động làm việc hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận lớn thế nào trong tương lai.
Khi các doanh nghiệp thích nghi với trạng thái bình thường mới sau tác động của COVID-19, họ đang khôi phục hoạt động và áp dụng các giải pháp văn phòng linh hoạt để phù hợp với các động lực làm việc đang thay đổi mạnh mẽ.
Trung tâm dữ liệu
Thị trường APAC đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu đối với các trung tâm dữ liệu, khiến nơi này trở thành một trong những khu vực trung tâm dữ liệu phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.
Thị trường thuê chỗ đặt máy chủ tại APAC dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,2% từ năm 2018 đến năm 2024. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu, nền tảng truyền thông xã hội, nội dung truyền thông và truyền phát video, nền tảng thương mại điện tử và ngân hàng là những nhân tố chính làm gia tăng nhu cầu.
Thị trường trung tâm dữ liệu chính tại đây bao gồm Hồng Kông, Singapore, Tokyo, Thượng Hải và Úc, phục vụ cả nhu cầu trong nước và khu vực. Trong khi đó, các thị trường cấp 2 như Indonesia và Ấn Độ cho thấy tiềm năng tăng trưởng to lớn nhờ tốc độ phát triển dân số nhanh chóng.
Trong khi nhu cầu vẫn mạnh mẽ, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí vật liệu xây dựng tăng cao đã đặt ra những thách thức đối với việc xây dựng trung tâm dữ liệu mới. Điều này đã dẫn đến sự chậm trễ trong phát triển nguồn cung, gây khó khăn cho quá trình đáp ứng nhu cầu và đẩy giá thuê lên cao.
-
Thị trường văn phòng châu Á - Thái Bình Dương hồi phục nhanh nhất thế giới, co-working là điểm sáng
Tỷ lệ lấp đầy, hiệu suất hoạt động, khối lượng đầu tư và triển vọng tăng trưởng của thị trường này đều vượt trội so với các khu vực khác trên thế giới.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.