UBND tỉnh Đồng Tháp mới đây đã thông báo kết quả trúng đấu giá quyền khai thác tại mỏ cát trên sông Tiền thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành và mỏ cát trên sông Hậu thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Được biết, 2 mỏ cát này có tổng diện tích gần 40 ha, tổng trữ lượng khoảng 2,2 triệu m3. Có 18 doanh nghiệp tham gia đấu giá, 2 khu mỏ được đấu giá thành công với tổng số tiền gần 194 tỷ đồng.
Hơn 2,2 triệu m3 của 2 mỏ cát trúng đấu giá trên sông Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp sẽ được cung cấp cho các công trình sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh này
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, toàn bộ khối lượng khai thác của 2 mỏ cát trúng đấu giá chỉ cung cấp cho các công trình sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh và giá bán cát do UBND tỉnh quy định.
Cụ thể, mỏ cát trên sông Tiền có diện tích 12,19 ha, trữ lượng thăm dò khoảng 475.410m3 loại khoáng sản cát san lấp, giá khởi điểm hơn 4,8 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Trường An Thoại Sơn (TP Long Xuyên, An Giang) trúng đấu giá quyền khai thác với số tiền hơn 56 tỷ đồng, gấp gần 12 lần giá khởi điểm.
Còn mỏ cát trên sông Hậu có diện tích 27,28 ha, trữ lượng hơn 1,7 triệu m3, thuộc loại khoáng sản cát san lấp, giá khởi điểm hơn 17,4 tỷ đồng. Công ty TNHH Đông Thành (Đồng Tháp) trúng đấu giá với số tiền hơn 137 tỷ đồng, gấp gần 8 lần giá khởi điểm.
Theo quy định, các đơn vị trúng đấu giá mỏ cát phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Đồng Tháp trước ngày 10/1/2024 để được cấp phép.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay nhu cầu cung ứng cát cho các công trình trong tỉnh và các tuyến cao tốc của Trung ương tăng đột biến so với nhu cầu của những năm trước, trong khi nguồn khai thác cát có hạn.
Năm 2023, nhu cầu về cát của tỉnh Đồng Tháp khoảng 19,9 triệu m3 (chưa kể cung ứng cho cao tốc ngoài tỉnh). Theo đó, việc có thêm nguồn cung từ 2 mỏ cát vừa đấu giá thành công này được kỳ vọng sẽ góp phần hạ nhiệt “cơn khát” cát đắp nền, cát xây dựng cho các dự án trên địa bàn tỉnh.
-
Giá cát xây dựng ở Hà Tĩnh cao gấp nhiều lần Quảng Bình và Nghệ An, vì sao?
Giá cát xây dựng tại Hà Tĩnh đắt hơn một số địa phương khác do công tác quản lý khoáng sản của tỉnh chặt chẽ và đấu giá mỏ cao - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Ngọc Huấn trả lời tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/7.
-
Giải quyết tình trạng khan hiếm, đội giá cát xây dựng bằng cách nào?
Thiếu nguồn cát xây dựng đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt, nhiều công trình bị ngưng trệ, có khả năng không đạt tiến độ đề ra... Trong bối cảnh đó, việc sử dụng cát biển thay thế là giải pháp cấp thiết lúc này.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....