Cập nhật tình hình nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển phục vụ các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT cho biết đã chủ động triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thí điểm trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 thuộc dự án Hậu Giang - Cà Mau.
Đến nay, đoạn thí điểm (đường tỉnh 978 tại lý trình Km 79+820 dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau) đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng và tiến hành quan trắc.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá sơ bộ cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc
Theo kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, cát biển có các chỉ tiêu cơ lý, hóa học cơ bản đáp ứng yêu cầu. Bộ GTVT đang tiếp tục theo dõi, đánh giá về chỉ tiêu môi trường, dự kiến cuối năm 2023 sẽ có kết quả về việc sử dụng cát biển cho các dự án trong khu vực ĐBSCL.
Việc sử dụng cát biển đắp nền đường cũng không có tác động lớn về chất lượng môi trường xung quanh; độ mặn của nước mặt và nước ngầm trước và sau khi thi công chưa thể hiện rõ ràng.
Để có thêm số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển sử dụng cho các dự án đường cao tốc, thời gian tới Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ về việc bổ sung mẫu cát biển từ các vùng miền khác nhau để nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn về nguồn và chất lượng cát biển sử dụng cho các công trình xây dựng.
“Với trữ lượng cát biển tại khu vực ĐBSCL, nếu việc thí điểm và đánh giá đáp ứng yêu cầu, đây sẽ là nguồn vật liệu rất lớn cho khu vực,” Bộ GTVT nhìn nhận.
Cũng theo Bộ GTVT, đến nay nguồn vật liệu cát đắp đã bố trí cho dự án Cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau được 1,47 triệu m3 và sẽ tiếp tục cung cấp cát từ các mỏ đang khai thác thêm 2,7 triệu m3 (An Giang 2,2 triệu m3, Đồng Tháp 0,5 triệu m3). Đến tháng 10/2023, khi tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp hoàn thành các thủ tục cấp mỏ mới sẽ đảm bảo nhu cầu 9,1 triệu m3 trong năm 2023 cho dự án.
Với khối lượng nguồn vật liệu cát còn lại, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc với địa phương để đảm bảo nguồn cung vật liệu theo kế hoạch triển khai nhằm hoàn thành tiến độ của dự án đề ra.
-
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất dùng bã thạch cao làm vật liệu san nền cho công trình giao thông?
Tại Việt Nam, bã gyps được sử dụng làm phụ gia xi măng thay thế thạch cao tự nhiên. Nhưng sử dụng thạch cao PG làm vật liệu san lấp, đắp nền đường giao thông thay thế vật liệu truyền thống vẫn ở giai đoạn thử nghiệm.
-
Tiến độ cấp phép khai thác vật liệu làm đường cao tốc tại các địa phương hiện đang ra sao?
Hiện tại, các địa phương mới xác nhận bản đăng ký của 42/69 mỏ vật liệu xây dựng do các nhà thầu trình. Trong số 42 mỏ được xác nhận bản đăng ký, các nhà thầu mới khai thác được 15 mỏ vật liệu phục vu thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....