Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng 6 tháng cuối năm 2023.
Thông báo nêu: Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, ghi nhận và đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc điều hành chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng thời gian qua, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Kết quả đạt được trong thời gian qua là tích cực, đáng trân trọng, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí với các nội dung báo cáo và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới do Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo tại Hội nghị. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương tiếp thu các ý kiến xác đáng tại Hội nghị, tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ nay đến cuối năm và chuẩn bị cho năm 2024.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động, bản lĩnh, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa và thực hiện kịp thời, hiệu quả hơn nữa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế; nắm chắc tình hình, diễn biến trong và ngoài nước; bám sát thực tiễn, dự báo chính xác để có phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy, phù hợp, hiệu quả hơn nữa; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt (tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, cung tiền M2 kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, tập trung tín dụng vào các động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu…), kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; điều hành cân bằng hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa lạm phát và tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Tập trung điều hành tăng trưởng tín dụng với cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào sản xuất, kinh doanh có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm soát, tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và 15 nghìn tỷ đồng cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu tiết giảm chi phí, giảm chi tiêu, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ.
Tiếp tục điều hành ổn định thị trường ngoại hối, ổn định giá trị đồng Việt Nam; nghiên cứu thực tiễn điều hành trong thời gian vừa qua để rút ra các bài học kinh nghiệm, phát huy hiệu quả hơn nữa các kết quả đã đạt được.
Khẩn trương thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững; tiếp tục hoàn thiện các khung khổ pháp lý, có công cụ kiểm soát rủi ro, nghiên cứu phân biệt giữa trái phiếu phát hành bởi các tổ chức kinh tế và các định chế để có cơ chế quản lý phù hợp; tạo lập kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
-
Quảng Ninh chuẩn bị khởi công loạt dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại với quy mô khủng
Trong kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023, Quảng Ninh dự kiến triển khai 12 dự án nhà ở thương mại mới, đồng thời phấn đấu hoàn thiện hồ sơ pháp lý 12 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để khởi công.
-
Đề xuất cho người mua nhà ở thương mại dưới 3,5 tỷ đồng được vay gói 120.000 tỷ
Đề nghị này được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nêu tại hội nghị tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh diễn ra hôm 14/3.
-
Ngoài thiếu nguồn cung, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ thêm lý do khiến gói 120 nghìn tỷ giải ngân chậm
Giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng vẫn còn hạn chế do nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Đặc biệt là nhu cầu nhà ở lớn, nhưng việc người dân quyết định đi vay để mua nhà hay không lại là vấn đề người dân cân nhắc hết sức kỹ lưỡng....
-
Bất động sản 24h: Ngân hàng bắt đầu cho vay gói nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lên tiếng chuyện “ế” tiền; Hà Nội bổ sung thêm 372 dự án vào diện thu hồi đất năm 2023; BIDV và Agribank đã bắt đầu cho vay gói nhà xã hội 120 nghìn tỷ... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua....