Ngày 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, làm việc tại tỉnh Prahova - một trung tâm công nghiệp, dầu khí, du lịch và văn hóa quan trọng hàng đầu của Romania.
Đây cũng là nơi có nhà máy lọc dầu đầu tiên của Romania, cùng trường Đại học Dầu khí Ploiesti có truyền thống hợp tác với Việt Nam, đóng góp quan trọng vào hợp tác dầu khí giữa hai nước.
Thủ tướng mời doanh nghiệp Romania đầu tư các dự án dầu khí tại Việt Nam. Ảnh VGP
Được biết, giai đoạn từ 1955-1985, có khoảng 253 kỹ sư Việt Nam đã tốt nghiệp từ Học viện Dầu khí và Địa chất Bucarest và Đại học Dầu khí Ploiesti. Việc hợp tác đào tạo kỹ sư dầu khí giữa hai nước được khôi phục từ năm 2002 và tới năm 2015, đã có trên 70 kỹ sư dầu khí của Việt Nam tốt nghiệp Đại học Dầu khí Ploiesti.
Bộ trưởng Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania Radu Stefan Oprea đánh giá, Việt Nam phát triển "thần kỳ" với mức tăng trưởng nhanh trong những năm qua. Việt Nam cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tận dụng tốt cơ hội để phát triển kinh tế.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Prahova Aurelian Gogulescu cũng đánh giá Việt Nam sẽ là "con hổ" tiếp theo của châu Á.
Bộ trưởng Kinh tế Romania kêu gọi doanh nghiệp Romania và tỉnh Prahova nắm bắt cơ hội hợp tác, đầu tư với Việt Nam và Romania có thể là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam vào thị trường châu Âu 500 triệu dân.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định hợp tác địa phương còn tiềm năng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia. Nhân dịp chuyến thăm này, một số địa phương của hai nước cũng dự kiến sẽ ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang mở rộng một số nhà máy lọc dầu như Nghi Sơn, Dung Quất; xây dựng nhà máy điện khí và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Đây là cơ hội lớn nên đề nghị đẩy mạnh hợp tác về đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực giữa Việt Nam.
Việt Nam - Romania thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1950. Năm 2022, kim ngạch thương mại hai nước đạt 400 triệu USD, gấp 4 lần bốn năm trước đó. Đến cuối 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký gần 1,6 triệu USD. |
-
Tại sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nhận được khoản tiền bù giá “khủng” hơn 8.200 tỷ?
Chính phủ đồng ý giao cho PVN hơn 8.200 tỷ đồng để xử lý tài chính, thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Thủ tướng đề nghị ngân hàng Nhật Bản giảm lãi suất cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản với vai trò là một bên cho vay chính tiếp tục tham gia tái cấu trúc dự án nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhất là khoản vay với lãi suất thấp hơn.
-
Thủ tướng gặp các đối tác Nhật, gỡ vướng dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật Bản phối hợp cùng các cơ quan, bộ, ngành Việt Nam để tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án tỷ USD là chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.