Chiều 16/12, tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 3 tập đoàn lớn của Nhật Bản gồm Mitsui/MOECO, Idemitsu và IHW, qua đó thúc đẩy giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan hai dự án đầu tư rất lớn là chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đồng thời thúc đẩy đầu tư các dự án mới.
Trước đó, trong cuộc hội đàm cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhất trí thành lập nhóm điều phối chung giữa hai Chính phủ để thúc đẩy tiến độ và hiệu quả của một số dự án kinh tế đang triển khai giữa hai nước, trong đó có dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn.
Khai thác khí Lô B - Ô Môn chậm nhất trong năm 2026
Công ty thăm dò dầu khí Mitsui (MOECO) là công ty con của Mitsui hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Tại Việt Nam, MOECO là thành viên liên doanh các nhà đầu tư dự án Khí Lô B – Ô Môn (với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD). Khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn I, II, III và IV trên 20 năm.
Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện Ô Môn này sẽ cung cấp điện với tổng công suất khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng, ông Hidenori Harada, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MOECO cập nhật tình hình triển khai dự án. Kể từ sau lễ ký kết và triển khai dự án vào cuối tháng 10/2023, 12/13 vấn đề còn vướng mắc đã được các bên thỏa thuận xử lý theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của MOECO và các đối tác liên doanh trong việc triển khai thực hiện Dự án Khí Lô B. Ảnh: VGP
Lãnh MOECO cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy dự án, trong đó có việc sớm sửa đổi các quy định tại 3 thông tư của Bộ Công Thương.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của MOECO và các đối tác liên doanh trong việc triển khai thực hiện dự án Khí Lô B - Ô Môn. Ông cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương sửa đổi ngay các quy định liên quan còn vướng mắc.
Thủ tướng đề nghị MOECO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các bộ, ngành để hoàn thiện các thủ tục liên quan, sớm triển khai dự án, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu cuối cùng của tất cả các bên, phải có dòng khí đầu tiên chậm nhất vào năm 2026.
Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tăng cường, mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực có thế mạnh như sản xuất thiết bị.
Trong đó, quan tâm đến việc hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ với các đối tác Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn cần cắt lỗ càng sớm càng tốt
Idemitsu (1911) là một tập đoàn năng lượng hàng đầu Nhật Bản, đang sở hữu và vận hành 7 nhà máy lọc hóa dầu tại Nhật Bản, 6.100 trạm dịch vụ xăng dầu tại Nhật Bản, và 61 văn phòng đại diện, công ty tại nước ngoài.
Tại Việt Nam, Tập đoàn đã tham gia đầu tư phát triển dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (tổng số vốn giải ngân cho dự án là 8,78 tỷ USD) cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Trong cuộc gặp Thủ tướng, ông Susumu Nibuya, Giám đốc điều hành Tập đoàn đã cập nhật tình hình hoạt động tại Việt Nam, nhất là xử lý những vấn đề liên quan Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (cung cấp khoảng 40% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam).
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn và các đối tác tiếp tục tái cấu trúc dự án, nâng cao hiệu quả quản trị, xây dựng quy trình vận hành hiệu quả, ứng dụng công nghệ hiện đại, từ đó giảm chi phí đầu vào, cắt lỗ càng sớm càng tốt cho dự án.
-
Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ triển khai dự án điện khí 12 tỷ USD kéo dài 20 năm
Liên quan đến chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn đã kéo dài 20 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Nhật Bản làm việc với PVN, EVN để bàn về vấn đề mua khí, bán điện.
-
Việt Nam có thể tự do đến Belarus mà không cần thị thực
Kể từ ngày 30/1, công dân Việt Nam và Belarus chính thức được tự do đi lại giữa hai quốc gia mà không cần xin thị thực. Đây là kết quả của Hiệp định miễn thị thực được ký kết giữa hai nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác song p...
-
Việt Nam có nhiều cơ hội đạt được tăng trưởng GDP 8%
Đó là dự báo của ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ KH&ĐT về bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos 55
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Czech, tối 20/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, Thụy Sĩ....