Đề nghị trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) ngày 18/12, tại Tokyo, Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Ảnh VGP
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đang nắm một phần ba nguồn cung xăng dầu trong nước, hiện đối diện nhiều thách thức, khi lỗ lũy kế lớn. JBIC là bên cho vay chính nên Thủ tướng đề nghị ngân hàng này tiếp tục tham gia tái cấu trúc nhà máy, nhất là tái cấu trúc khoản vay cho dự án với lãi suất thấp hơn (trả trước các khoản nợ với lãi suất cao).
Việc này nhằm tiết giảm chi phí tài chính, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Cho rằng Thủ tướng đã dành quan tâm đặc biệt với dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, Chủ tịch JBIC cho biết ngân hàng này và cá nhân ông coi đây là công việc quan trọng.
Ông cam kết sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa, thúc đẩy các bên liên quan, trong đó có Công ty Bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư Nippon (NEXI) trong việc đàm phán để tiến hành tái cấu trúc, giải quyết các vấn đề liên quan dự án, tìm phương án tốt nhất cho phía Việt Nam.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhất trí thành lập nhóm điều phối chung giữa hai Chính phủ để thúc đẩy tiến độ, hiệu quả một số dự án đang triển khai giữa hai nước, như dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tại buổi tiếp lãnh đạo Tập đoàn Idemitsu ngày 17/12, Thủ tướng cũng đề nghị tập đoàn này và các đối tác tiếp tục tái cấu trúc dự án, nâng cao hiệu quả quản trị, quy trình vận hành và ứng dụng công nghệ để giảm chi phí đầu vào, và cắt lỗ càng sớm càng tốt cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Thủ tướng gặp các đối tác Nhật, gỡ vướng dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật Bản phối hợp cùng các cơ quan, bộ, ngành Việt Nam để tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án tỷ USD là chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Quốc hội đồng ý chi hơn 9.650 tỷ đồng bù giá cho Lọc dầu Nghi Sơn
Ngân sách trung ương 2024 sẽ dành hơn 9.650 tỷ đồng để bù giá bao tiêu sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhưng Chính phủ cần rà soát lại số liệu.
-
Tập đoàn điện lực hàng đầu Trung Quốc muốn xây kho năng lượng điện hoá tại Việt Nam
Tập đoàn Energy China hiện đã đầu tư và nhận thầu hơn 70 dự án điện tại Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng hơn 9 tỷ USD.
-
Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện, cao nhất 1.110 đồng/kWh
Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là từ 0 - 1.110 đồng/kWh, chưa bao gồm các khoản thuế và phí liên quan như thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gi...
-
Doanh nghiệp Trung Quốc ngỏ ý muốn đầu tư dự án điện rác nghìn tỷ tại Cần Thơ
Tại buổi làm việc với Sở Công Thương TP Cần Thơ, Công ty TNHH CP tập đoàn China Gezhouba Group mong muốn hợp tác với TP Cần Thơ phát triển một dự án nhà máy đốt rác phát điện, vốn đầu tư khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng....