Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản chỉ đạo Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải xử lý một số kiến nghị của hội, hiệp hội sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan xử lý kiến nghị của hội, hiệp hội về khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng theo đúng quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8/2023.
Đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Văn bản số 5174/VPCP-CN ngày 11/7/2023. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan xử lý kiến nghị của hội, hiệp hội về việc xây dựng đường dạng cầu cạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8/2023.
Thủ tướng chỉ đạo sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc, khơi thông thị trường vật liệu xây dựng
Trước đó, ngày 1/7, 8 hội và hiệp hội gồm Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Hội Bê tông Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Kính và thủy tinh Việt Nam, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam và Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đã có văn bản kiến nghị các giải pháp để khơi thông thị trường vật liệu xây dựng.
Từ đầu năm 2023, ngành vật liệu xây dựng điển hình như xi măng, sắt thép, bê tông, gốm sứ xây dựng... đang lâm vào cảnh khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng, kỳ vọng vào đầu tư công vẫn chưa khởi sắc, các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa được khơi thông.
Khó khăn của thị trường bất động sản đã tác động rất mạnh tới tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng, trong đó, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của xi măng trong nửa đầu năm nay đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản xuất thép thô giảm 22% hay lĩnh vực gốm sứ hiện nay cũng chỉ duy trì 50-60% so với công suất thiết kế. Các doanh nghiệp mong muốn được cơ cấu, hoãn giãn các khoản nợ, giảm lãi suất cho vay.
Trước những khó khăn trước mắt và lâu dài của thị trường vật liệu xây dựng, các hội và hiệp hội cho rằng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công cũng như "phá băng" bất động sản để tăng nguồn cầu, khơi thông điểm nghẽn đầu ra cho nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng.
Đồng thời, đề nghị sớm giảm thuế VAT 2% đến năm 2024; giảm thuế đất hết năm 2023 và cho nợ thuế đất hết năm 2024 cũng như giảm lãi vay ngân hàng…
-
Báo động dư thừa vật liệu “ăn theo” bất động sản
Một loạt các mặt hàng như xi măng, sắt thép, gốm sứ, kính xây dựng... đang rơi vào cảnh tồn kho tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thấp, thị trường bất động sản đóng băng.
-
Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát về giá, chống thất thu thuế trong hoạt động khoáng sản
Nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu cho rằng, có sự chênh lệch lớn giữa giá vật liệu xây dựng do Sở Tài chính công bố với giá thị trường, thậm chí người mua phải trả tiền mặt với giá cắt cổ mà không có hoá đơn.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....