UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 7114/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát về giá, chống thất thu thuế trong hoạt động khoáng sản và tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng (VLXD) để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, tiến độ thi công của nhiều nhà thầu
Thời gian qua, công tác quản lý, giám sát về giá VLXD, kiểm soát về sản lượng khai thác thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn bất cập, dẫn đến việc các đơn vị được cấp phép khai thác thao túng thị trường, đẩy giá VLXD liên tục tăng.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, một số doanh nghiệp phản ánh phải mua VLXD với giá cao nhưng giá ghi trên hóa đơn lại thấp, không đúng với giá thực tế, thậm chí không có hóa đơn.
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, kịp thời phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với Sở Xây dựng rà soát nhu cầu VLXD để tham mưu và thực hiện các thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ đủ điều kiện, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Sở Xây dựng tổ chức công khai các mỏ vật VLXD thông thường được quy hoạch trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng và cung cấp danh sách các mỏ (thể hiện vị trí, tọa độ) được quy hoạch các đơn vị liên quan để làm cơ sở rà soát, xây dựng.
Tổ chức khảo sát, điều tra thông tin giá VLXD, tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát giá VLXD trên địa bàn đối với các loại VLXD theo định kỳ hằng tháng, quý. Đối với những loại vật liệu có biến động lớn, phải công bố hàng tháng (hoặc sớm hơn) để các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được biết, thực hiện…
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ giá VLXD, đặc biệt là giá vật liệu tại các mỏ đang khai thác để không xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá, bán với giá cao hơn mức giá đã được công bố; trường hợp phát hiện tình trạng cố tình thông đồng, ép giá cao hơn so với giá đã công bố phải có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về việc lập lại trật tự, kỷ cương, khắc phục những bất cập đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để xảy ra tình trạng mua đi bán lại làm tăng giá, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tình trạng găm hàng, liên kết giữa các chủ mỏ vật liệu để nâng giá, làm ảnh hưởng thi công dự án.
-
Phú Yên sẽ rà soát, xử nghiêm chủ mỏ đẩy giá vật liệu xây dựng vượt giá niêm yết
Tỉnh Phú Yên đưa vật liệu xây dựng thông thường vào mặt hàng kê khai giá từ tháng 5/2023, nếu đơn vị nào bán trên giá kê khai thì sẽ bị xem xét, xử lý.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....