01/06/2022 8:23 AM
Thị trường đồ nội thất toàn cầu ước tính sẽ tăng từ 9,79 tỷ USD vào năm 2021 lên 14,32 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,5%

Ngày nay, việc sử dụng đồ nội thất gấp, nhỏ gọn đang gia tăng ở các thành phố đông dân trên thế giới, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của những ngôi nhà có diện tích nhỏ gọn. Tại các đô thị lớn trên toàn cầu, diện tích sống của con người ngày cảng nhỏ đi.

Ngày càng có nhiều người trẻ muốn chuyển đến các thành phố lớn để có nhiều lựa chọn hơn và có lối sống năng động hơn. Vì vậy, đồ nội thất nhỏ gọn có thể gập lại sẽ là một giải pháp hữu ích và là một điều cần thiết để tiết kiệm không gian sống, trong khi vẫn giữ được những thứ cần thiết cho người dùng và cải thiện lối sống của họ ở một nơi nhỏ hẹp.

Nói chung, đồ nội thất nhỏ gọn có thể gấp được tính theo cấu trúc nhẹ và dễ sử dụng, có thể chuyển đổi hiệu quả giữa các cấu hình khác nhau. Loại đồ nội thất này dần trở nên phổ biến, có hiệu quả hơn so với những đồ nội thất truyền thống, với kích thước tương đối cồng kềnh.

Tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng nhanh trên thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến ngành nội thất. Hơn nữa, thế hệ millennials hiện lựa chọn không gian sống cho thuê hướng tới đồ nội thất đa chức năng và dễ dàng vận chuyển. Do đó, các chuyên gia dự đoán thị trường đồ nội thất gấp sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai.

Dựa trên loại sản phẩm, đồ nội thất gấp được phân loại thành bàn, ghế sofa, giường, ghế và các đồ nội thất khác. Ghế gấp giữ một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp đồ nội thất gấp do tính linh hoạt và nhu cầu thiết yếu của chúng. Phần lớn các sản phẩm này được lắp ráp bằng vật liệu nhựa, nhưng thị hiếu của người tiêu dùng về đồ gỗ để tăng thêm giá trị ngoại hình đã nâng tầm sản xuất ghế xếp bằng gỗ.

Đồ nội thất dành cho gia đình chiếm thị phần lớn

Dựa trên nhu cầu sử dụng, thị trường đồ nội thất gấp đã được phân đoạn thành sản phẩm thương mại và sản phẩm cho gia đình. Các hoạt động xây dựng khu đô thị, dân cư ngày càng tăng trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm đồ nội thất gấp dành cho gia đình.

Trong khi đó, phân khúc sản phẩm thương mại được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường trong giai đoạn 2021 - 2027. Đồ nội thất nhỏ gọn được sử dụng ở nhiều tài sản bất động sản thương mại, chẳng hạn như trung tâm chăm sóc sức khỏe, văn phòng công ty và cơ sở giáo dục. Chúng cũng có mặt trong các cửa hàng ăn và khách sạn.

Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là khu vực phát triển nhanh nhất

Về mặt địa lý, APAC là khu vực phát triển nhanh nhất đối với đồ nội thất có thể gấp lại do mật độ dân cư đông đúc tại các trung tâm thành phố lớn.

Ngoài ra, quá trình đô thị hóa đang diễn ra và việc nâng cao mức sống của người dân ở các nước châu Á đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng đồ nội thất tiết kiệm không gian và giá cả phải chăng.

Ngành xây dựng đang bùng nổ ở châu Á do thu nhập trung bình tăng, tầng lớn trung lưu ngày càng tăng và việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đang được đẩy nhanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong những năm tiếp theo.

Trong khi đó, khu vực Bắc Mỹ cũng được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn do nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất bảo quản thấp. Đối với khu vực châu Âu, không gian nội thất được cung cấp bởi các nhà thiết kế nội thất giỏi nhất của khu vực đang đạt được sự nổi bật

Tác động của đại dịch Covid-19

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc một số quốc gia phải ban hành các quy định giãn cách nghiêm ngặt, dẫn đến gián đoạn hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồ nội thất.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế và ngành công nghiệp ở hầu hết quốc gia trên thế giới vì các lệnh phong tỏa, ngừng hoạt động kinh doanh và cấm đi lại. Những yếu tố này đã gây cản trở ngành hàng tiêu dùng và do đó đóng vai trò là yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trường đồ nội thất.

Anh Nguyễn (Yahoo Finance)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.