22 nhà phát hành trái phiếu có lợi suất cao của Trung Quốc, tất cả đều liên quan đến lĩnh vực bất động sản, đã vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD hoặc phải thông báo trả chậm bằng cách hoán đổi trái phiếu kể từ đầu năm nay.
Điều này khiến Goldman Sachs buộc phải nâng dự báo tỷ lệ vỡ nợ của 22 công ty này trong năm tài chính 2022 lên mức 31.6%, từ dự báo 19% trước đó. Hệ quả là, tỷ lệ vỡ nợ của các công ty có lợi suất cao của châu Á có thể lên đến 15,5%, từ mức dự báo 9,3% trước đó, do các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc thống trị danh mục này. Dự báo mới này thấp hơn một chút so với tỷ lệ 17,8% vào năm ngoái.
Theo ước tính của Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm hơn 1/4 giá trị của nền kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cố gắng giảm bớt nạn đầu cơ trên thị trường bất động sản. Trong 2 năm qua, các cơ quan quản lý đã tập trung giảm sự phụ thuộc của các nhà phát triển bất động sản vào vay nợ để tăng trưởng. Một số doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh, nhưng nhiều tập đoàn lớn như Evergrande vẫn khiến các nhà đầu tư lo lắng với nguy cơ vỡ nợ ở quy mô lớn.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết “khó có thể thấy sự phục hồi ở 22 doanh nghiệp này nếu doanh số bất động sản không được cải thiện. Thị trường này cần được nới lỏng hơn nữa, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi Zero-Covid và lệnh phong tỏa đang được áp dụng tại nhiều thành phố”.
Kể từ tháng 3, Trung Quốc đại lục đã phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất trong vòng 2 năm, dẫn đến việc hạn chế đi lại và người dân buộc phải ở trong nhà tại nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là Thượng Hải. Người dân không thể đi xem nhà, kéo theo doanh số ngày càng sụt giảm trên một thị trường vốn đã suy yếu.
Khối lượng giao dịch bất động sản hàng ngày trên 30 thành phố lớn đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, theo phân tích riêng của Goldman vừa được công bố ngày 22/05.
Trong tháng 05/2022, các nhà chức trách Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất thế chấp và đưa ra mức trần của lãi suất cho vay. Một số chính quyền địa phương cũng đã giảm các khoản thanh toán trả trước để mua nhà hoặc công bố các chính sách để giúp việc mua bất động sản trở nên dễ dàng hơn.
Các chuyên gia cho biết, chính sách bất động sản của Trung Quốc trong suốt 2 năm qua đã thắt chặt đến mức tỷ lệ vay thế chấp mua nhà trung bình đang cao hơn tỷ lệ vay nợ trung bình, một điều rất bất thường. Doanh số nhà ở trong tháng 04/2022 có thể là mức thấp nhất của cả năm nay.
Một số nhà nghiên cứu dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong khi nhu cầu bất động sản và tín dụng sụt giảm có thể khiến các nhà hoạch định chính sách không còn lựa chọn nào khác ngoài cách phải hành động để cứu lấy thị trường bất động sản.
-
Trung Quốc tìm cách hồi sinh lĩnh vực nhà ở: Cắt giảm thêm nữa lãi suất cho vay
Giá nhà mới của Trung Quốc trong tháng 4/2022 đã giảm lần đầu tiên so với tháng trước kể từ tháng 12/2021 do nhu cầu giảm và dịch COVID-19 bùng phát khiến tình trạng đóng cửa kéo dài ở hàng chục thành phố.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...