Ảnh minh hoạ
Chia sẻ về diễn biến thị trường BĐS TP.HCM và vùng lân cận trong tháng 4/2021, ông Võ Hồng Thắng - Trưởng phòng R&D DKRA Việt Nam đã chỉ ra tình hình hoạt động của từng phân khúc trong tháng này, cũng là tháng mà dịch Covid-19 tái bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước.Trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều chuyên gia lo ngại thị trường bất động sản (BĐS) sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, báo cáo thị trường BĐS tháng 4/2021 cho thấy, tâm lý vào thị trường của người mua cũng như tình hình hoạt động ở hầu hết các phân khúc đều ghi nhận những diễn biến tích cực.
Thế nhưng, có một điều dễ nhận thấy là tâm lý vào thị trường của người mua cũng như tình hình hoạt động ở hầu hết các phân khúc đều ghi nhận những diễn biến tích cực, trong đó có một số phân khúc có tỷ lệ tiêu thụ ấn tượng, bất chấp dịch bệnh.
Cụ thể, ở phân khúc đất nền, trong tháng 4 cả nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ đều tăng trưởng hơn tháng 3/2021. Trong tháng có 1.620 sản phẩm đất nền đến từ 13 dự án được đưa ra thị trường. Nguồn cung này tăng khoảng 2,9 lần so với tháng 3. Nếu tháng 3, thị trường Long An dẫn đầu nguồn cung thì đến tháng 4/2021, Đồng Nai lại là khu vực dẫn đầu nguồn cung về đất nền, chiếm 45% nguồn cung mới toàn thị trường.
Ở phân khúc căn hộ, có sự tăng trưởng tích cực trong tháng 4/2021, tuy vậy, theo ông Thắng, có vấn đề ở phân khúc này là bất cân xứng nguồn cung. Nếu nguồn cung TP.HCM và Bình Dương chiếm chủ đạo trong tháng 4/2021 thì tại Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu nguồn cung căn hộ hạn chế.
Ở phân khúc nhà phố, biệt thự, trong tháng 4/2021 ghi nhận 1.844 căn bán ra, nguồn cung này cũng tăng 2,3 lần so với tháng 3/2021; lượng tiêu thụ được 929 căn, gấp 5,5 lần so với tháng trước đó. Ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, cũng ghi nhận tích cực ở nguồn cung ở loại hình condotel và biệt thự nghỉ dưỡng.
Cũng theo ông Võ Hồng Thắng, thị trường BĐS trong tháng 4/2021 không có nhiều biến động về giá. Đối với thị trường sơ cấp, ổn định về giá ở hầu hết các phân khúc, ngoại trừ căn hộ. Trong tháng 4 có dự án ở khu Nam mở bán, mặt bằng giá cao hơn 8-10% so với giai đoạn trước.
Đối với thị trường thứ cấp giá cũng tương đối ổn định ở các phân khúc. Giao dịch ghi nhận tốt ở các dự án căn hộ có mức giá từ 2-3 tỷ đồng/căn, ở các dự án đang bàn giao hoặc sắp bàn giao. Đặc biệt, ở các dự án sắp bàn giao trong vài tháng tới có mức tăng giá khoảng 50-70 triệu đồng/căn so với tháng trước đó.
Nói về tâm lý thị trường trong bối cảnh dịch bệnh, ông Thắng cho rằng, không thể phủ nhận dịch bùng phát vào cuối tháng 4 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, trong đó có thị trường BĐS. Tuy nhiên, do Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống dịch ở những đợt trước đã tạo niềm tin cho người dân.
Còn thị trường BĐS diễn biến thế nào trong thời gian tới còn phụ thuộc vào mức độ lan rộng của dịch bệnh và thời gian khống chế. Nếu thời gian khống chế dịch trong vòng 1-2 tháng thì hoạt động kinh tế - xã hội, kinh doanh BĐS sẽ ổn định trở lại, không ảnh hưởng quá nhiều.
-
Thị trường bất động sản 2021 – “sàn đấu” của các dự án lớn
Sự khó khăn của năm 2020 gián tiếp tạo lên một năm “lửa thử vàng” cho thị trường bất động sản. 2021 được dự báo sẽ là năm mà “sân chơi” chủ yếu dành cho các ông lớn đầu ngành tung hoành.
-
Dân số già mở ra cơ hội cho dịch vụ nhà dưỡng lão
Dịch vụ nhà ở dưỡng lão đã phát triển ở nhiều quốc gia. Nhưng tại Việt Nam, loại hình dịch vụ này ít được nhắc đến. Mặc dù vậy, giới quan sát thị trường cho rằng với tốc độ dân số già của Việt Nam, loại hình nhà ở này sẽ phát triển trong thời g...
-
Doanh nghiệp đầu cơ, ôm đất, “tiếng kêu” về giá bất động sản ngày càng nhiều
Pháp lý không minh bạch và tình trạng đầu cơ đã khiến giá cả bất động sản không ngừng tăng, kể cả trong bối cảnh dịch tái phát nghiêm trọng.
-
Một số xu hướng mới của thị trường bất động sản cao cấp
Trong vài tháng qua, thị trường bất động sản cao cấp trên toàn cầu đã dần quay trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, các thay đổi từ nhu cầu của khách hàng, yêu cầu thích nghi với tình trạng bình thường mới và xu hướng số hóa sẽ mang lại những xu hướng mới cho...