Theo báo cáo về triển vọng thị trường bất động sản châu Á Thái Bình Dương năm 2022 của CBRE, sự thiếu rõ ràng xung quanh việc mở cửa trở lại hoàn toàn của Trung Quốc đại lục tiếp tục làm mờ triển vọng kinh tế khu vực. Điều này kết hợp với tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đã khiến CBRE phải hạ một chút dự báo về tổng sản phẩm quốc nội của khu vực cho năm 2022.
CBRE dự đoán châu Á Thái Bình Dương sẽ tiếp tục trải qua những sóng gió cho đến giữa năm 2023 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực này vẫn có khả năng tránh được cuộc suy thoái diện rộng.
Trung Quốc đại lục và Hong Kong được kỳ vọng sẽ dẫn dầu sự phục hồi kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm sau. Bên cạnh đó, các chính sách tiền tệ thích ứng ở Trung Quốc đại lục và Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong khu vực.
Henry Chin, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại CBRE cho biết: “Áp lực từ lạm phát, chính sách Zero-Covid tại Trung Quốc, xung đột tại Ukraine và tăng lãi suất là những yếu tố có thể tiếp tục gây ảnh hưởng tới triển vọng của toàn khu vực trong thời gian tới.
Các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung ở Trung Quốc và việc mở lại biên giới cũng như phục hồi hoạt động đi lại quốc tế sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, xu hướng với bất động sản trong phần còn lại của năm 2022 được dự đoán sẽ bao gồm nhu cầu mua nhà được giữ ở mức vừa phải, nhà đầu tư ra quyết định chậm hơn, chi phí xây dựng và trang thiết bị tăng cùng khối lượng đầu tư sụt giảm.
Với việc châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu về tỷ lệ đưa nhân viên trở lại văn phòng trên toàn cầu, những tài sản này vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư. Mặt khác, các bất động sản logistics và văn phòng chất lượng cao mới được xây dựng và có vị trí thuận lợi được săn đón khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản có khả năng phục hồi.
Các tài sản bán lẻ và khách sạn dự kiến sẽ thu hút nhu cầu mạnh mẽ hơn trong phần còn lại của năm 2022 khi các biện pháp kiểm soát biên giới tiếp tục được nới lỏng. Các bất động sản bán lẻ chất lượng cao ở các trung tâm du lịch cũng sẽ nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư.
“Những nhà đầu tư trên toàn cầu đang hành động thận trọng khi đề cập đến các thương vụ mua lại mới, nhưng vẫn còn nguồn vốn đứng ngoài lề để tìm kiếm cơ hội phù hợp. Sự bất ổn kinh tế đang diễn ra có thể gây áp lực lên giá bất động sản cao cấp, vì vậy chúng tôi tin rằng cơ hội đối với người mua trong nửa cuối năm 2022 là không nhiều”, Greg Hyland, trưởng bộ phận thị trường vốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại CBRE nhận định.
Hình thức làm việc kết hợp đang trở thành một tiêu chuẩn mới cho nhiều công ty, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, khi họ muốn cải thiện hiệu quả sử dụng không gian. Giá thuê văn phòng dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở các thị trường lớn như Seoul, Singapore và Đài Bắc, trong khi các thành phố của Trung Quốc sẽ phục hồi giá thuê chậm hơn do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa từ đầu năm.
“Người dân đang di dời đến các tòa nhà có chất lượng hoặc vị trí tốt hơn. Trong nhiều trường hợp, việc di dời gắn liền với việc chuyển đổi nơi làm việc để có một phong cách làm việc linh hoạt hơn. Nhu cầu vận hành từ một tòa nhà thân thiện với môi trường và đáp ứng ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp di dời sang các tòa nhà văn phòng xanh”, Ada Choi, trưởng bộ phận nghiên cứu và quản lý tại CBRE khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh.
-
Việt Nam lọt top 3 thị trường bất động sản Đông Nam Á được người mua nhà Trung Quốc yêu thích nhất
Người mua nhà Trung Quốc thường đầu tư vào bất động sản Singapore, nhưng giờ đây sự quan tâm đã được phân bổ đều ra các thị trường khác như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản nắm bắt cơ hội đầu tư bất động sản Đông Nam Á
Các nhà phát triển bất động sản Nhật Bản đang tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á để hưởng lợi từ nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ của khu vực.
-
Đông Nam Á và thời cơ vàng để “tỏa sáng” sau nhiều thập kỷ đứng sau Trung Quốc
Trung Quốc là nền kinh tế số một châu Á. Tuy nhiên, sự lao dốc của thị trường bất động sản đã khiến nền kinh tế nước này chững lại. Điều đó đã mở đường cho các khu vực khác tỏa sáng, trong đó bao gồm Đông Nam Á.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....