Với chi phí lao động ngày càng tăng khiến các nhà đầu tư phải tìm kiếm những địa điểm sản xuất có giá cả phải chăng hơn, Đông Nam Á là một thị trường vô cùng lý tưởng. Trong đó Thái Lan, Việt Nam và Indonesia cung cấp các lựa chọn rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư. Trong năm 2023, Thái Lan đã chứng kiến số lượng giao dịch bán đất công nghiệp lớn nhất kể từ năm 2007.
Xu hướng liên doanh liên kết
Đông Nam Á được nhiều nhà đầu tư coi là điểm sáng để phát triển các bất động sản công nghiệp xanh. Đặc biệt, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế chọn hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để xây dựng các dự án công nghiệp.
Mark Gladu, Giám đốc cấp cao mảng thị trường vốn công nghiệp và hậu cần tại châu Á - Thái Bình Dương của JLL, cho biết: “Điều mà chúng ta chưa từng thấy ở Đông Nam Á lại đang diễn ra khá nhiều, đó là các liên doanh với vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đang tham gia vào thị trường. Do nhà đầu tư nước ngoài không có đội ngũ tại chỗ và cũng không muốn mạo hiểm phát triển nhân sự trên khắp Đông Nam Á, họ lựa chọn liên doanh với các doanh nghiệp địa phương sở hữu những chuyên môn cần thiết nhất định”.
Gladu cũng lưu ý rằng, với lãi suất cao hơn khiến các nhà phát triển nhận thức rõ hơn về rủi ro của việc phát triển mang tính đầu cơ. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp theo yêu cầu của người dùng cuối. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
Sharon Tan, người đứng đầu tại Singapore của công ty luật quốc tế Baker McKenzie Wong & Leow, cho biết đảo quốc này đang chứng kiến nhiều cơ sở công nghiệp được phát triển hoặc cải tạo bằng cách tích hợp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu của những người thuê cụ thể và gắn liền với nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, đặc biệt là để thúc đẩy tốc độ vận chuyển và giao hàng nhanh hơn.
Sự dịch chuyển của nhà sản xuất Trung Quốc
Một trong những yếu tố được coi là động lực thúc đẩy đầu tư bất động sản công nghiệp trong khu vực là việc các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang Đông Nam Á.
Tại Singapore, ngày càng nhiều công ty y tế và sinh học Trung Quốc đến đầu tư và thành lập các trung tâm khu vực về nghiên cứu và phát triển (R&D). Một trong những thách thức chính với họ là phải tìm kiếm tư vấn pháp lý và kỹ thuật từ giai đoạn rất sớm chỉ để tránh những cạm bẫy trong giao dịch và vượt qua các rào cản pháp lý.
Trong khi đó, rất nhiều vốn đầu tư đổ vào bất động sản Thái Lan đến từ những nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan. Ưu thế của Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á về số lượng kỹ sư và chuyên gia công nghệ được đào tạo bài bản và có trình độ, cùng với các chính sách khuyến khích của chính phủ là lý do hấp dẫn những nhà sản xuất này.
Ông Gladu cũng lưu ý sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà sản xuất Trung Quốc tại Đông Nam Á không chỉ vì lý do lao động giá rẻ, mà còn là cách để các công ty đại lục mở rộng doanh số bán hàng tại khu vực này.
Ông nói: “Người Trung Quốc đã có một bước tiến lớn (vào Đông Nam Á) về mặt sản xuất, rõ ràng là họ đang theo đuổi chi phí nhân công thấp hơn. Nhưng sự dịch chuyển này cũng mở ra cho họ những thị trường mới để bán hàng. Một ví dụ điển hình là các công ty liên quan đến xe điện, dù là lắp ráp ô tô, sản xuất pin, phụ tùng ô tô, (họ) đang thực sự tiến vào Indonesia, Thái Lan và đang bắt đầu mở rộng khắp Đông Nam Á”.
-
Dòng vốn đầu tư tổ chức tiếp tục chảy vào bất động sản công nghiệp và hậu cần tại châu Á
Các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm đang tái phân bổ danh mục đầu tư bất động sản để khai thác cơ hội hiện có trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC, khi thương mại điện tử, tự động hóa và dịch chuyển sản xuất đang trở thành động lực tăng trưởng.
-
Tập đoàn Singapore sẽ đầu tư thêm khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp (Singapore) nói sẽ đầu tư mạnh vào chuỗi khu công nghiệp VSIP và phát triển các lĩnh vực xanh tại Việt Nam.
-
Một doanh nghiệp “để mắt” đến 7 khu công nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Chiều 7/5, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
-
Dự kiến có 24 KCN đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu khẩn trương gỡ vướng giải phóng mặt bằng cho các dự án điện
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị EVN phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án điệ...