Nhận định trên được ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đưa ra tại tọa đàm "Bất động sản 2025 - Nhà ở cho người trẻ".
Theo ông Dũng, thị trường bất động sản từ cuối năm 2024, đặc biệt là đầu năm 2025, đã có sự phục hồi và phát triển tương đối tốt sau khi Quốc hội và Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, các Luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực. Trong đó, Nghị quyết 171 của Quốc hội và các nghị định hướng dẫn của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho thị trường.
Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng
Bên cạnh đó, Chính phủ cùng các bộ, ngành cũng rất tích cực trong việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản. Các tổ công tác của Chính phủ thường xuyên đôn đốc, làm việc trực tiếp tại các địa phương, đặc biệt là ở những khu vực trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng...
Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng DKRA Consulting Võ Hồng Thắng cho biết, trong quý 1 vừa qua, thị trường TP.HCM và vùng phụ cận ghi nhận khoảng 113 dự án với 12.892 căn hộ được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, số lượng dự án mới được cấp phép còn hạn chế. Phần lớn nguồn cung đến từ các dự án đã được phê duyệt từ 5 năm trước và đang triển khai bán theo từng giai đoạn.
Tại TP.HCM, căn hộ tầm giá dưới 35 triệu đồng/m2 chiếm chưa tới 4%, nếu tính luôn căn hộ hạng B (dưới 70 triệu đồngm2, đã bao gồm VAT) chỉ chiếm chưa tới 15% tổng nguồn cung.
Giá sơ cấp trong quý vừa qua đã tăng từ 2-5% tùy dự án so với quý 4/2024, ở một số dự án, mức tăng lên tới 5-10%. Sự tăng giá này đến từ nhiều yếu tố từ chi phí đầu vào đến tâm lý thị trường tích cực, chủ đầu tư điều chỉnh giá bán để tối ưu hóa lợi nhuận.
Dù vậy, theo ông Thắng, nguồn cung và lượng tiêu thụ bất động sản nhà ở tại TP.HCM và các vùng phụ cận dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố áp thuế đối ứng lên nhiều quốc gia, trong đó mức thuế đối với hàng hóa từ Việt Nam lên tới 46%, khiến các kịch bản dự báo cần được điều chỉnh theo diễn biến thực tế vì vấn đề thuế quan có thể sẽ tạo nên tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.
Vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở nguồn cung
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Khu vực II, phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ là lời giải cho bài toán chi phí nhà ở trong bối cảnh thu nhập trung bình còn hạn chế.
Thông thường, nhà ở xã hội được hiểu là loại hình nhà giá rẻ. Tuy nhiên, nếu phát triển nhà ở thương mại giá rẻ sẽ mang lại lợi ích lớn hơn rất nhiều.
“Nhà ở giá rẻ giải được bài toán chi phí. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại hiện đang tích cực triển khai những gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho người trẻ lãi suất thấp, thời hạn vay dài, hạn mức cho vay cao,… những hỗ trợ cho người trẻ tiếp cận và sở hữu căn nhà đầu tiên”, ông Lệnh cho biết.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay vẫn nằm ở nguồn cung. Do đó, ông Lệnh cho rằng cần điều cấp thiết là phải gia tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Sắp trình Quốc hội nghị quyết thí điểm về chính sách nhà ở xã hội
Theo ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), để đẩy mạnh nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, bên cạnh các chính sách ưu đãi, rất cần có nguồn vốn hỗ trợ ổn định.
Hiện nay, bên cạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đang được triển khai để hỗ trợ cho nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở. Đang có đề xuất quỹ này cũng dành cho phát triển nhà ở giá rẻ. Việc này Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu.
Cũng theo ông Dũng. Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu và chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội một nghị quyết thí điểm về chính sách nhà ở xã hội, trong đó có nhiều ưu đãi hơn về thủ tục đầu tư, lãi suất vay cũng như mở rộng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, các quy trình liên quan sẽ được rút ngắn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho người trẻ. Trong thời gian qua và sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tổ chức nhiều đoàn công tác nhằm đôn đốc việc triển khai các dự án tại địa phương.
-
Hai thế hệ chiếm gần một nửa dân số thế giới sẽ định hình lại thị trường bất động sản
Chiếm gần một nửa dân số thế giới, thế hệ Millennial và gen Z chiếm 44% dân số Việt Nam; khoảng 70% trong số đó là người mua, người thuê nhà và nhà đầu tư bất động sản tiềm năng.
-
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội "vàng" giữa những thách thức tiềm ẩn
Năm 2025 đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt của thị trường bất động sản Việt Nam, với sự hồi phục mạnh mẽ cùng những động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những "cơn sốt" cục bộ và tập trung vào yếu tố thanh khoản.
-
Không còn là dự báo, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Nguồn cung nhà ở sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi chạm đáy vào năm 2024 nhờ các chính sách điều chỉnh giúp tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án.








-
Nhiều hoạt động đặc sắc nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 2/4, UBND TPHCM đã ban hành văn bản kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
-
Từng là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Việt Nam, lần đầu tiên doanh nghiệp này đặt kế hoạch kinh doanh không có lãi
Từng là cái tên nội địa năng động bậc nhất trên thị trường bất động sản, trải qua thời gian tái cấu trúc sau nhiều khó khăn, doanh nghiệp bất động sản này lần đầu tiên đặt kế hoạch kinh doanh không có lãi....
-
TIN VUI cho người dân TP.HCM: Bảo tàng sống 150 năm tuổi, điểm đến của gần 2 triệu người mỗi năm
TP.HCM vừa chính thức sửa đổi quyết định cho thuê đất đối với Thảo Cầm Viên – một trong những biểu tượng xanh lâu đời của thành phố. Động thái này không chỉ điều chỉnh phương án sử dụng đất mà còn giúp gỡ khó cho doanh nghiệp vốn đang gánh khoản nợ t...