"Trong thời gian vừa qua, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành một số chính sách tiền tệ như: điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 15%/năm), nới lỏng hạn chế cho vay ở một số lĩnh vực kể cả kinh doanh BĐS, nhưng các giải pháp trên chưa thực sự có tác động tích cực vì độ trễ của chính sách khi thực hiện trong thực tế...." đó là nhận xét của Thứ trưởng Bộ Xây Dựng - ông Nguyễn Trần Nam - khi nói về chính sách đối
Trong vài năm trở lại đây, thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, giá cả và giao dịch nhà đất giảm mạnh so với trước. Đặc biệt, tại TP Hồ Chí Minh, thị trường BĐS trầm lắng kéo dài từ hơn 3 năm nay (từ đầu năm 2009) và chưa có dấu hiệu hồi phục. Nhiều DN BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS thực sự gặp khó khăn.
Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các DN kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các DN sản xuất vật liệu xây dựng, DN xây lắp, DN sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất. Tình hình tồn kho vật liệu xây dựng cũng tăng lên, các DN phải hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy. Một số DN rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách và phát triển kinh tế của đất nước.
|
ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trường Bộ Xây Dựng |
Trong thời gian vừa qua, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành một số chính sách tiền tệ như: điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 15%/năm), nới lỏng hạn chế cho vay ở một số lĩnh vực kể cả kinh doanh BĐS, nhưng các giải pháp trên chưa thực sự có tác động tích cực vì độ trễ của chính sách khi thực hiện trong thực tế.
Hiện mới có một số ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một số ngân hàng thương mại khác đã có chương trình hỗ trợ vốn vay cho các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, dự án BĐS có khả năng hoàn thành trong năm 2012 và các gói tín dụng trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp cũng như gói tín dụng cho người mua nhà.
Tuy vậy, theo báo cáo thì các DN kinh doanh BĐS vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vì điều kiện vay còn khó khăn, lãi suất vẫn còn cao nên thị trường chưa có biến động đáng kể từ những chính sách này.
Các DN kinh doanh BĐS đang điều chỉnh chiến lược theo hướng cơ cấu lại sản phẩm, nhiều DN đang chuyển dần sang đầu tư nhà ở có diện tích nhỏ, giá bán vừa phải để thu hút những khách hàng có nhu cầu thực. Trước mắt, thị trường BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể sôi động ngay được.
Tuy nhiên, khi Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm thêm, dòng tiền được hướng vào các phân khúc thị trường có tính thanh khoản cao, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho DN và người mua nhà, công tác tuyên truyền đúng hướng, tạo được niềm tin vào thị trường của những người có nhu cầu mua thì tình hình thị trường sẽ ấm dần lên, tạo đà phát triển cho những năm sau.
Để giúp thị trường BĐS khởi sắc trở lại và phát triển ổn định cần phải có rất nhiều những giải pháp có tính vĩ mô và lâu dài. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011, Bộ Xây dựng đang chủ động đôn đốc các địa phương nghiêm túc rà soát các dự án phát triển nhà ở, các dự án khu đô thị mới để phân loại các dự án cho phép tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; Ngân hàng Nhà nước Việt nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay đối với các dự án BĐS sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.