Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, sau khi sáp nhập địa giới hành chính giữa tỉnh Tây Ninh và Long An, tỉnh Tây Ninh mới hiện có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích được quy hoạch hơn 13.900ha.
Trong số đó, có 28 khu công nghiệp đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, sẵn sàng tiếp nhận nhà đầu tư với tổng diện tích gần 8.000ha.
Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 4 khu công nghiệp với diện tích khoảng 2.283ha đã đủ điều kiện tiếp nhận doanh nghiệp vào hoạt động. Bên cạnh đó, có 14 khu công nghiệp khác đang triển khai giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, với quỹ đất hơn 3.707ha, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
Tỉnh Tây Ninh có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích được quy hoạch hơn 13.900ha
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết, trong bối cảnh địa phương vừa mở rộng quy mô hành chính, chính quyền đang tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, qua đó tạo lập quỹ đất sạch và môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút dòng vốn trong và ngoài nước.
Để đạt được mục tiêu trên, Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã và đang đổi mới phương thức làm việc, tăng cường vai trò tham mưu và chủ động phối hợp với các sở ngành để xử lý nhanh các vướng mắc pháp lý, rút ngắn quy trình thủ tục cho doanh nghiệp đầu tư.
Trước đó, ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh. Đây là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu.
Không chỉ thực hiện quản lý hành chính, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh còn có chức năng cung ứng các dịch vụ công và hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình đầu tư - sản xuất - kinh doanh, đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra đúng quy định pháp luật và được hỗ trợ tối đa từ chính quyền.
Với định hướng phát triển công nghiệp làm trụ cột, cộng thêm lợi thế kết nối hạ tầng ngày càng đồng bộ, Tây Ninh được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp - logistics mới của vùng Đông Nam Bộ.
-
Đến hết 2025, đất Tây Ninh vẫn tính theo 2 bảng giá
UBND tỉnh Tây Ninh quyết định tiếp tục duy trì 2 bảng giá đất cùng lúc, tương ứng với địa giới hành chính của hai tỉnh cũ là Long An và Tây Ninh, sau khi sáp nhập thành đơn vị hành chính mới. Thời hạn áp dụng song song kéo dài đến hết ngày 31/12/2025. Đây được xem là giải pháp chuyển tiếp nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý khi xử lý các thủ tục liên quan đến đất đai.
-
Dự án Vành đai 3 đoạn qua Tây Ninh nhận chỉ đạo mới từ Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Tuyến Vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Tây Ninh hiện đạt tiến độ gần 78%, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu hoàn thành và thông xe kỹ thuật trước ngày 19/12.
-
Thời gian bàn giao mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài qua tỉnh Tây Ninh
Để đảm bảo tiến độ thực hiện cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu các xã, phường có dự án đi qua hoàn tất việc giải phóng và bàn giao mặt bằng chậm nhất đến ngày 15/8.
-
Tuyến cao tốc gần 30.000 tỷ đồng kết nối Tây Ninh - TP.HCM - Đồng Nai chuẩn bị thu phí
Dự kiến trong tháng 8/2025, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ thu phí cao tốc Bến Lức - Long Thành với mức giá 2.000 đồng/km/xe.








-
Đến hết 2025, đất Tây Ninh vẫn tính theo 2 bảng giá
UBND tỉnh Tây Ninh quyết định tiếp tục duy trì 2 bảng giá đất cùng lúc, tương ứng với địa giới hành chính của hai tỉnh cũ là Long An và Tây Ninh, sau khi sáp nhập thành đơn vị hành chính mới. Thời hạn áp dụng song song kéo dài đến hết ngày 31/12/2025...
-
Dự án Vành đai 3 đoạn qua Tây Ninh nhận chỉ đạo mới từ Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Tuyến Vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Tây Ninh hiện đạt tiến độ gần 78%, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu hoàn thành và thông xe kỹ thuật trước ngày 19/12.
-
Thời gian bàn giao mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài qua tỉnh Tây Ninh
Để đảm bảo tiến độ thực hiện cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu các xã, phường có dự án đi qua hoàn tất việc giải phóng và bàn giao mặt bằng chậm nhất đến ngày 15/8....