Sẽ có thêm 126km được khởi công tại khu vực Đông Nam Bộ
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam, Bộ trường Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết vùng Đông Nam Bộ đóng vai trò là trung tâm lớn về du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics…
Hiện tại, vùng Đông Nam Bộ có trên 11.800 km đường bộ, đã hình thành trục hướng tâm TP.HCM ; 2 cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất, Côn Đảo); đường thủy nội địa mật độ lớn, chảy qua hầu hết trung tâm kinh tế, đô thị, khu công nghiệp; 218 cầu cảng biển dài gần 38 km.
Đặc biệt đối với hệ thống đường cao tốc, đến nay khu vực đã đưa vào khai thác 103 km, đang thi công 178 km và chuẩn bị khởi công 126 km. Các tuyến cao tốc sắp khởi công đóng vai trò kết nối liên vùng như Mộc Bài - TP.HCM , TP.HCM - Vũng Tàu,… tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa các nước ASEAN đến TP.HCM, Vũng Tàu… Dự tính đến năm 2025, vùng Đông Nam Bộ sẽ có trên 400 km đường cao tốc đưa vào khai thác.
Về đường sắt, đang triển khai nâng cấp, cải tạo đường sắt Thống Nhất đoạn Nha Trang - TPHCM; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương; nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, TPHCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành…
Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chỉ ra các tồn tại trong phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đông Nam Bộ (ảnh: VGP)
Tuy nhiên, Tư lệnh ngành GTVT cho rằng, đây mới là những kết quả bước đầu, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng vẫn còn tồn tại, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông cấp vùng, liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ; các tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM chưa hoàn chỉnh; tiến trình xây dựng đường sắt đô thị tại TP.HCM còn chậm nên chưa giải quyết triệt để được ùn tắc giao thông nội đô..., Bộ trưởng Thắng nhận định.
Để khắc phục các vướng mắc còn tồn đọng, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng phê duyệt 5 quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải. Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ đã được quy hoạch theo hướng tích hợp, bảo đảm tính liên kết đồng bộ, phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải.
Đồng thời, xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 của vùng. Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng, Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong vùng xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách,…
Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam BộÁch tắc giao thông là 1 trong số 3 vấn đề trọng điểm Thủ tướng yêu cầu Hội đồng điều phối vùng Đồng Nam bộ tập trung xử lý trong thời gian tới. Thủ tướng ủng hộ ý kiến của Bộ KH&ĐT về việc nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết. Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, cố gắng hoàn thành trong quý III/2023. |
-
Đồng Nai kiến nghị sớm mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành, xây cầu Cát Lái trước năm 2030
Để giải quyết tình trạng ùn tắc, quá tải của các tuyến giao thông kết nối hiện hữu, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ sớm triển khai dự án mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 10 – 12 làn xe, đồng thời thống nhất phương án xây dựng cầu thay phà Cát Lái để triển khai dự án này trước năm 2030.
-
Thủ tướng chỉ đạo tập trung xử lý vấn đề nhà ở và ách tắc giao thông tại vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ cần hoạt động hiệu quả, không hình thức, phải tạo ra của cải vật chất, phải tập trung xử lý 3 vấn đề lớn trong những năm tới của vùng: Ách tắc giao thông; nhà ở và vấn đề môi trường.
-
Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ sẽ nghiên cứu phương thức liên kết giữa các địa phương (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, BR-VT) nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tỉnh trong vùng từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
-
Bắt giám đốc công ty bất động sản tự ý phân lô, bán dự án khi chưa đủ điều kiện
Dự án khu nhà ở tại Bình Phước chỉ mới được duyệt chủ trương đầu tư, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xin phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã tự ý phân lô rao bán, thậm chí xây nhà trái phép....
-
Quy định mới về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Bình Phước từ ngày 29/10/2024
Quyết định số 30/2024/QĐ/UBND ngày 15-10 của UBND tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh....
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn....