Đổ máu khi đi đòi nợ
Công an phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết đã hoàn tất hồ sơ chuyển lên Công an quận Bình Thạnh tiếp tục xử lý vụ một người đàn ông bị khoảng 10 người hành hung, khi đến liên hệ công tác tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Việt Úc (Công ty Việt Úc) tại tầng 8, toà nhà Pearl Plaza, số 561B đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Trước đó, vào ngày 17/4, ông N.T.T, Phó giám đốc Công ty xây dựng và thương mại Kim Hoa đã đến địa chỉ trên để yêu cầu chủ đầu tư Việt Úc hoàn tất phần công nợ còn thiếu.
Ông T cho biết, Công ty Việt Úc đã thuê dàn giáo của Công ty Kim Hoa, và thuê công ty này thi công một số hạng mục tại một dự án ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, khi phía Kim Hoa hoành thành phần công việc được thuê thì chủ đầu tư Việt Úc lại không thanh toán tiền công.
Công ty Kim Hoa đã cử ông T cùng một nhân viên công ty đến trụ sở của Việt Úc để đòi khoản nợ này. Thế nhưng, khi đang trao đổi thì có một nhóm khoảng 10 người lạ lao đến hành hung khiến ông T bị thương, chảy máu. Nhóm người này còn hăm dọa nếu ông T không rời khỏi trụ sở của Việt Úc sẽ bị giết chết.
Theo tìm hiểu, dự án của Việt Úc đang đầu tư xây dựng tại Bình Thuận nằm ở huyện Hàm Thuận Nam có quy mô hơn 15ha, là một quần thể gồm resort, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp. Chủ đầu tư từng quảng bá, ví von dự án này như Hawaii tại Việt Nam.
Thầu chính biến mất, thầu phụ “ốm đòn”
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2019, hàng trăm người tụ tập căng băng rôn tại một dự án bất động sản lớn nằm mặt tiền đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM). Họ là những công nhân, nhà thầu nhỏ lẻ đang xây dựng cho dự án có quy mô hơn 1.800 căn hộ này.
Được biết, nguyên nhân của vụ việc tụ tập, căng băng rôn là do nhà thầu chính của dự án đột ngột “biến mất”, kéo theo đó là các khoản nợ chưa tất toán cho công nhân, nhà thầu phụ.
Trong khi đó, chủ đầu tư khẳng định trước đó đã chuyển một khoản tiền lớn cho nhà thầu chính. Việc nhà thầu này biến mất không chỉ khiến cho dự án bị chậm tiến độ mà còn kéo chủ đầu tư vào nỗi khổ khi có nhiều đơn vị bao vây đòi nợ. Thậm chí, nhiều đơn vị đã chiếm giữ các tài sản của dự án trên công trường để gây sức ép buộc chủ đầu tư phải trả nợ thay cho nhà thầu chính.
Anh Tuấn, giám đốc một công ty xây dựng tại quận 12, cho biết vì công ty có quy mô nhỏ, nên thường chỉ nhận làm thầu phụ một số hạng mục nhỏ trong các dự án bất động sản lớn. Tuy nhiên, anh cũng thấm thía nổi khổ khi phải nhiều lần đi đòi nợ.
Anh Tuấn cho biết, chi phí của công ty chủ yếu là tiền công lao động và một ít nguyên liệu phụ cho công trình. Khi ký hợp đồng, đối tác thường tạm ứng trước 15-20% giá trị hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo tiến độ và sau khi nghiệm thu.
Trong nhiều trường hợp đối tác trì hoãn việc thanh toán hoặc công trình bị chậm tiến độ dẫn đến không thể thanh toán được. Do đó, công ty thường xuyên thiếu hụt về dòng tiền để thanh toán tiền công lao động cho công nhân. Thậm chí có trường hợp đối tác rơi vào tình trạng khó khăn và không có khả năng trả nợ dẫn đến nguy cơ mất trắng.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...