30/08/2022 7:19 PM
Trong báo cáo triển vọng ngành 6 tháng cuối năm 2022, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, ngành bất động sản sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn. Khả năng lãi suất tăng và việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp trong 2022-2023.

Ảnh minh hoạ.

Tổng hợp số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy, lượng tiền ứng trước của khác hàng có xu hướng giảm từ quý 1/2020 do hoạt động bàn giao các dự án cũ, trong khi các dự án tiếp nối khả năng giảm về số lượng. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho không có sự thay đổi đáng kể. Điều này khiến cho tính thanh khoản của hàng tồn kho bất động sản có xu hướng chậm lại.

Trong khi đó, trong giai đoạn 2019-2021, các doanh nghiệp bất động sản có xu hướng tăng nợ vay, đặc biệt thông qua hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Đến đầu 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có các chỉ đạo về việc kiểm soát chặt chẽ hơn trong hoạt động phát hành TPDN, cũng như tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị phát hành TPDN bất động sản ghi nhận giảm 58% so với cùng kỳ.

Việc siết chặt các hoạt động vay mượn (ngân hàng và trái phiếu) sẽ khiến chi phí vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao. VDSC cho rằng các doanh nghiệp bất động sản đang sử dụng đòn bẩy lớn găp nhiều khó khăn hơn trong giai đoạn sắp tới.

Thêm vào đó, lãi suất vay mua nhà đã có xu hướng tăng trong nửa đầu năm 2022 và cắt giảm “gói hỗ trợ lãi suất” trong năm đầu. Bên cạnh việc hạn chế cho vay các sản phẩm đất nền, đầu tư hay nghỉ dưỡng, ngân hàng cũng cắt giảm gói tín dụng ưu đãi lãi suất người mua nhà. Lãi suất vay tài trợ dự án đứng trước áp lực tăng trong 2023.

TPDN nói chung, cũng như TPDN bất động sản nói riêng sẽ đáo hạn với giá trị lớn từ quý 3/2022 và 2023. Theo VDSC, trong môi trường tín dụng thắt chặt, một khoản lớn TPDN đáo hạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng thanh khoản của các nhà phát triển dự án, cũng như tăng chi phí tài trợ vay của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới.

Ngoài ra, thị trường còn đối mặt với rủi ro từ các biến số vĩ mô như: FED, ECB tăng lãi suất theo lộ trình, lạm phát và tỷ giá trong nước cũng đang áp lực lên lãi suất đi vay của các doanh nghiệp.

Do đó, VDSC cho rằng khả năng lãi suất tăng và việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp trong 2022-2023.

  • Qua tháng Ngâu, liệu thanh khoản có phục hồi?

    Qua tháng Ngâu, liệu thanh khoản có phục hồi?

    Trong tháng 8/2022, tỷ lệ hấp thụ chung các dự án mới ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Ngoài tâm lý kiêng kỵ mua bán trong “tháng Ngâu” (tháng 7 âm lịch) thì ảnh hưởng của chính sách thắt chặt dòng vốn tín dụng vào bất động sản vẫn là nguyên nhân chính khiến thị trường ảm đạm. Nếu nút thắt tín dụng không được mở thì dù qua “tháng Ngâu” thanh khoản của thị trường bất động sản cũng khó phục hồi.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.