Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Việt Úc (Vinausteel) được thành lập vào năm 1994 với vốn điều lệ 12,1 triệu USD. Trong đó, 70% vốn đầu tư của Công ty Vietnam Industrial Investments Limited (VII) đến từ Australia và 30% vốn đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel).
Vinausteel có trụ sở tại phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, do ông Ngô Đình Khôi làm người đại diện theo pháp luật. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép.
Vinausteel được thành lập vào năm 1994 với vốn điều lệ 12,1 triệu USD
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam đã công bố việc thông qua phương án đầu tư mua lại cổ phần vốn góp của Công ty Vietnam Industrial Investments Limited (VII) tại Vinausteel.
Cụ thể, vào ngày 16/11/2023, VNSteel cho biết nhận được thư chào chính thức của Công ty Vietnam Industrial Investments Limited đề xuất chuyển nhượng phần vốn góp 70% vốn điều lệ tại Vinausteel.
Sau khi Hội đồng quản trị (HĐQT) VNSteel thống nhất thông qua phương án mua lại phần vốn góp của Công ty Vietnam Industrial Investments Limited tại Vinausteel, ngày 27/12/2023, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Như vậy, VNSteel sẽ chi khoảng 8,47 triệu USD để sở hữu toàn bộ Công ty Liên doanh Sản xuất Thép Việt Úc.
HĐQT VNSteel chỉ đạo bộ phận đại diện góp vốn là ông Ngô Đình Khôi xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinausteel sau khi dự án đầu tư hết hạn.
Cụ thể, bao gồm việc khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng, đối tác, ngân hàng, thông tin kịp thời cho người lao động để đảm bảo hoạt động liên tục.
Theo thông tin từ Vinausteel, doanh nghiệp này có khả năng sản xuất và cung cấp ra thị trường khoảng 300.000 tấn thép xây dựng mỗi năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh...
Về kế hoạch đầu tư, lãnh đạo Vinausteel cho biết, nhằm thực hiện chủ trương của TP. Hải Phòng, công ty sẽ xây dựng một nhà máy mới với công suất, quy mô lớn hơn, sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo sản phẩm có chất lượng với chi phí giá thành cạnh tranh.
Còn với VNSteel, nhà sản xuất này được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép.
Hiện VNSteel đang có 14 công ty con, sau khi thương vụ mua lại 70% vốn góp tại Vinausteel từ VII thành công, số lượng công ty con của doanh nghiệp này sẽ nâng lên con số 15.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, trong quý 3/2023, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần giảm 7% so với cùng kỳ, về mức 7.947 tỷ đồng. Công ty báo lỗ sau thuế 172 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 576 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 23.000 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái và bị lỗ sau thuế 453 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 411 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của nhà sản xuất này tăng nhẹ so với đầu năm lên mức 23.285 tỷ đồng. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng đang nằm dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2).
Hàng tồn kho ở mức 4.264 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đã trích lập dự phòng giảm giá hơn 104 tỷ đồng.
Phía bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 40% tổng nguồn vốn. Tổng nợ vay của VNSteel ghi nhận tại thời điểm cuối quý 3/2023 giá trị gần 7.500 tỷ đồng, 76% là nợ vay ngắn hạn.
Thời gian tới, VNSteel cho biết sẽ tập trung nguồn lực vào các đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục tăng cường thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC triển khai dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng tại các dự án Tisco 2 và dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy gang thép Lào Cai (VTM) tại tỉnh Lào Cai.
-
Sau một năm kinh doanh khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động, CTCP Đầu tư Thương mại SMC kỳ vọng sẽ có lãi trở lại trong năm 2024.
-
Năm 2023, Pomina đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng nhưng hãng thép có trụ sở tại Bình Dương lại tiếp tục lỗ kỷ lục sau 9 tháng đầu năm với mức lỗ lên tới 647 tỷ đồng.
-
Lỗ gần 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm cộng thêm khoản công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự để duy trì hoạt động.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.