Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel) được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép.
Hiện nay, VNSteel hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết cùng hơn 11.000 lao động.
VNSteel báo lỗ hơn 170 tỷ đồng trong quý 3/2023, đánh dấu chuỗi 2 quý lỗ liên tiếp
Mới đây, VNSteel đã có báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty trong quý 3/2023. Theo đó, doanh thu thuần giảm 7% so với cùng kỳ, về mức 7.947 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận hơn 176 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 271 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của VNSteel giảm 74% đạt 72 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 25%, xuống còn 100 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ lần lượt 5% và 2%, tương ứng ghi nhận 52 tỷ đồng và 149 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VNSteel còn ghi nhận khoản lỗ gần 119 tỷ đồng trong công ty liên doanh, liên kết, cùng kỳ năm trước mức lỗ lên tới 293 tỷ đồng.
Kết quả, nhà sản xuất này báo lỗ sau thuế 172 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 576 tỷ đồng. Đây là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của VNSteel và cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 tính đến thời điểm hiện tại.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 23.000 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái và bị lỗ sau thuế 453 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 411 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của VNSteel tăng nhẹ so với đầu năm lên mức 23.285 tỷ đồng. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng đang nằm dưới dạng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2). Hàng tồn kho ở mức 4.264 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đã trích lập dự phòng giảm giá hơn 104 tỷ đồng.
Phía bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 40% tổng nguồn vốn. Tổng nợ vay của VNSteel ghi nhận tại thời điểm cuối quý 3/2023 giá trị gần 7.500 tỷ đồng, 76% là nợ vay ngắn hạn.
Trong năm nay, VNSteel cho biết sẽ tập trung nguồn lực vào các đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục tăng cường thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC triển khai dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng tại các dự án Tisco 2 và dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy gang thép Lào Cai (VTM) tại tỉnh Lào Cai.
-
Doanh nghiệp thép làm ăn thất bát, đua nhau báo lỗ
Một loạt doanh nghiệp thép vẫn tiếp tục báo thua lỗ trong quý 3/2023 khi giá bán liên tục giảm mạnh, thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục.
-
Kinh doanh thua lỗ, vướng công nợ tồn đọng khó đòi từ các chủ đầu tư, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh để đảm bảo duy trì hoạt động của công ty.
-
Nhà máy hơn 1,2 tỷ USD dừng hoạt động 2 tháng có thể khiến Lọc hóa dầu Bình Sơn mất nghìn tỷ tiền lãi
Năm 2024, nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất sẽ dừng máy để tiến hành đợt bảo dưỡng tổng thể vào tháng 3 và 4. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm sau....
-
Công ty nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và gần 1.500 lao động đem phân nửa lợi nhuận năm 2023 chia cho cổ đông
9 tháng đầu năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.825 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 395 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 4% so với cùng kỳ.
-
Doanh nghiệp xi măng “né” sản xuất giờ cao điểm, khó tăng giá bán do nhu cầu thị trường suy yếu
Về lý thuyết, mức tăng giá điện được tính vào giá thành sản phẩm, nhưng thực tế, các doanh nghiệp xi măng khó chuyển phần chi phí này cho người tiêu dùng vì nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu....